Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Theo các bác sĩ, nhiều ca cấp cứu TNGT khi vào đến viện, tổn thương tăng nặng hơn do người cấp cứu thiếu kỹ năng, nóng lòng bế thốc nạn nhân.

Theo BS. Trần Minh Tân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Đức Giang, Hà Nội bản thân anh gặp nhiều trường hợp vào cấp cứu vì tai nạn giao thông. Nạn nhân bị gãy xương nhưng người cấp cứu không biết nóng lòng bế thốc nạn nhân đi. Vết thương tiếp tục chảy máu, ổ gãy xương chưa được cố định gây sốc cho bệnh nhân.

Vì sao tuyệt đối không nóng lòng bế thốc nạn nhân TNGT đi cấp cứu?

Tuyệt đối không bế thốc nạn nhân TNGT khi chưa đánh giá đầy đủ các tổn thương (ảnh minh họa)
Tuyệt đối không bế thốc nạn nhân TNGT khi chưa đánh giá đầy đủ các tổn thương (ảnh minh họa)

 

Việc cấp cứu đúng cách sẽ góp phần giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả, BS. Tân hướng dẫn, khi đi đường bạn gặp nạn nhân bị tai nạn giao thông, việc đầu tiên là nên bình tĩnh và tìm cách đưa nạn nhân ra vùng an toàn, không nên dồn quá đông người vào có thể làm bí gây khó thở cho người bệnh.

 
 

Sau đó, cần kiểm tra nạn nhân nếu chảy máu cần cầm máu. Nếu nạn nhân gãy xương bạn cần cố định chỗ gãy giúp giảm đau cho người bệnh. Nếu xương gãy hở bạn không nên cố ấn xương vào mà nên để nguyên, dùng vật dụng cứng dài như nẹp gỗ, thanh che cố định khớp trên, dưới đảm bảo xương gãy không chuyển động, buộc hai chân nạn nhân rồi mới đưa đi bệnh viện.

Còn trường hợp nạn nhân bị thương nặng hôn mê, bạn nên sơ cứu theo ba bước khai thông đường thở, xoa bóp tim, chuyển tới cơ sở người bệnh. BS. Tân nhấn mạnh: “Tuyệt đối không sốc bổng hay bế gập người nạn nhân vì khi đó làm tổn thương thêm, gây hại cho bệnh nhân”.

Theo Ths. BS. Đặng Tuấn Dũng, Trung tâm Cấp cứu A9, BV Bạch Mai tình huống tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày trên bất kể cung đường nào. Khi bạn tham gia giao thông chắc chắn sẽ gặp các trường hợp tai nạn giao thông và cấp hỗ trợ.

Khi tiếp cận với một vụ tai nạn giao thông, mọi người cần nhớ hai nguyên tắc:

Thứ nhất, là không tiếp cận ngay, không đánh giá hiện trường vì có thể vụ việc trên đường cao tốc, hoặc xung quanh không an toàn. Do vậy, bạn cũng cần cố gắng tránh vận chuyển nạn nhân không an toàn.

Thứ hai, cấp cứu theo quy trình theo trình tự DRABC giúp đánh giá nạn nhân được đầy đủ, không bỏ sót tổn thương. Cụ thể Danger: Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, Response: Phản ứng của bệnh nhân và người cấp cứu, Airway: Đường thở, Breathing: Thở, Circulation: Tuần hoàn. Sau đó gọi hỗ trợ 115, cảnh sát giao thông. Cấp cứu ngừng tuần hoàn nếu nạn nhân ngừng tuần hoàn, xử trí ngừng tim, vết thương chảy máu còn các bước khác bạn nên chờ nhân viên cứu hộ, 115 giải quyết.

BS Dũng cho biết, việc cấp cứu đúng cách sẽ tạo thêm cơ hội được cứu sống cho nạn nhân sau khi xảy ra tai nạn.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Bác sĩ trả lời - 08/11/2022

Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Bác sĩ trả lời - 27/10/2022

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Bác sĩ trả lời - 24/05/2022

Viêm kết mạc hậu Covid-19 ở trẻ có nguy hiểm không?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Bác sĩ trả lời - 05/06/2021

Sau tiêm vaccine Covid-19 nên ăn uống như thế nào?

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Bác sĩ trả lời - 03/12/2019

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới