Bệnh nhân ung thư vú có khả năng tử vong do bệnh tim

Theo VnExpress 02:33 02/06/2020 - Bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Ain Shams, Tổ chức phòng khám Ohio... nguyên nhân gây tử vong lớn nhất sau 10 năm chẩn đoán ung thư vú là bệnh tim mạch.

Nguyên cứu này được đăng tải trên tạp chí y khoa Cancer (Hiệp hội Ung thư Mỹ) vào tháng 12/2019, dựa trên dữ liệu của những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú từ năm 2000 đến 2015. Các tác giả chỉ ra rằng rất nhiều người mắc bệnh này sẽ sống từ 10 năm sau chẩn đoán nhưng họ có khả năng tử vong vì một căn bệnh khác. Trong đó, nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất là bệnh tim, Alzheimer, sau đó là mạch máu não như đột quỵ, tụ máu...

Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sẽ sống từ 10 năm trở lên sau chẩn đoán bệnh nhưng họ có khả năng tử vong vì một căn bệnh khác, đặc biệt là tim.
Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sẽ sống từ 10 năm trở lên sau chẩn đoán bệnh nhưng họ có khả năng tử vong vì một căn bệnh khác, đặc biệt là tim.

Tiến sĩ Mohamad Bassam Sonbol, Trung tâm Ung thư Mayo Clinic, cho biết: "Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú chết do bệnh tim thậm chí còn cao hơn tỷ lệ tử vong của tổng dân số với cùng nguyên nhân đó".

Để hiểu tại sao xảy ra hiện tượng này, Tiến sĩ Sonbol và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ Viện Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng của Viện Ung thư Quốc gia (SEER). Chương trình này thu thập dữ liệu về tỷ lệ mắc ung thư và sống sót từ các cơ quan quần thể thống kê ung thư, nơi có thông tin của hơn một phần tư dân số của đất nước.

Tuy nhiên, bác sĩ Sarah Cate, chuyên gia về ung thư vú và trợ lý giáo sư phẫu thuật tại Trường Y khoa Icahn, Mount Sinai, nói: "Vấn đề của việc nghiên cứu dựa trên dữ liệu của SEER là nó không đại diện cho toàn bộ dân số Mỹ nhưng nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân ung thư vú cũng là một thông tin thú vị".

Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích hồ sơ của 754.270 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ 2000 đến 2015. Trong đó, 24,3% đã mất vào cuối năm 2015, còn những người đã tử vong trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán, hầu hết đều do ung thư vú hoặc một loại ung thư khác.

Càng sống sót lâu hơn, người bệnh càng ít có khả năng chết vì ung thư hơn. Một nửa số ca ung thư vú sống sót từ 5 đến 10 năm sau chẩn đoán tử vong do bệnh khác và tỷ lệ này tăng 10% với những người sống lâu hơn 10 năm.

Tác dụng phụ của hóa trị

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực mối liên hệ giữa ung thư vú và bệnh tim nhưng một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể là một phần nguyên nhân gây nên bệnh này.

Tiến sĩ Elizabeth Klodas, bác sĩ tim mạch ở Minneapolis, giải thích: "Một số tác nhân hóa trị gây độc hại trực tiếp đến cơ tim, làm tăng xu hướng máu đóng cục và nồng độ cholesterol".

Một số phương pháp điều trị ung thư vú cũng có thể dẫn đến tăng cân, khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao lên. Các tác động tâm lý xã hội của chẩn đoán và điều trị ung thư vú cũng có thể phá vỡ thói quen tập thể dục, khiến người bệnh tăng cân nhanh hơn.

Mặt khác, những người thừa cân hoặc béo phì, BMI cao có nguy cơ mắc bệnh tim và tái phát ung thư vú cao hơn. Do đó, để giúp kiểm soát điều này, bác sĩ Sarah Cate nhấn mạnh, tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống cân bằng là hai trong số những điều quan trọng nhất mọi người cần tuân thủ, đặc biệt là sau chẩn đoán ung thư vú hoặc quá trình sau điều trị.

Để giúp kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư vú tái phát, cần duy trì thói quen vận động và chế độ ăn lành mạnh.
Để giúp kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư vú tái phát, cần duy trì thói quen vận động và chế độ ăn lành mạnh.

Bên cạnh đó, để theo dõi và quản lý các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tim, việc kiểm tra sức khỏe tim thường xuyên cũng có thể giúp ích cho bệnh nhân. Nếu cân nặng, cholesterol trong máu, huyết áp hoặc lượng đường trong máu tăng vượt quá phạm vi khuyến nghị, bác sĩ có thể kê đơn thay đổi lối sống, thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để hạ thấp chúng. Đặc biệt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi gặp tình trạng đau ngực không rõ lý do, khó thở hoặc mệt mỏi bất thường nghiêm trọng.

Nhật Lệ (Theo Healthline)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới