Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Nhập viện khi đã ở giai đoạn cuối ung thư vú, với khối u lớn hơn 10cm, nữ sinh viên N.T.P để lại nhiều tiếc nuối vì đã vuột đi cơ hội điều trị ở thời điểm vàng. Đáng nói, hiện vẫn còn nhiều người vẫn có suy nghĩ sai lầm về căn bệnh này.
 

Nhiều người trẻ không ngờ mắc ung thư vú

Ở tuổi 21, P là một trong những bệnh nhân rất trẻ mắc ung thư vú được phát hiện và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Điều khiến các bác sĩ tiếc nuối là P nhập viện khi khối u kích thước to gần 10cm, có di căn hạch nách, chẩn đoán giai đoạn muộn. 

Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Các bác sĩ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân ung thư vú.

"Trường hợp của P không chỉ định phẫu thuật được nữa, phải dùng thuốc toàn thân, hóa chất kết hợp với điều trị đích để hạ thấp giai đoạn, sau đó mới tính đến phẫu thuật. Rất đáng tiếc khi tuổi của em còn trẻ", BS Phạm Văn Thái, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

May mắn hơn P, chị N.T.T (29 tuổi, ở Hà Nội) tình cờ phát hiện khối u bên ngực trái, đi khám và được chẩn đoán K vú giai đoạn 2. "Ở tuổi hiện nay, với sức khỏe bình thường, tôi chưa từng đi khám sức khỏe định kỳ. Tôi nghĩ ung thư vú chỉ có ở người ngoài 40, không nghĩ rằng căn bệnh này lại đến với mình", chị T chia sẻ.

Theo BS Lê Văn Long, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, điều may mắn là bệnh nhân được phát hiện khối ung thư trong giai đoạn sớm, có phương án điều trị gồm phẫu thuật vú và tạo hình thẩm mỹ, đồng thời điều trị thuốc đích. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, gần như khỏi bệnh hoàn toàn.

Theo BS Phạm Văn Thái, ông từng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư vú khi mới 18 tuổi. Bệnh nhân được mẹ đưa tới khám khi xuất hiện khối u khá lớn, nhưng rất may giai đoạn bệnh chưa quá muộn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ tuổi đến viện thăm khám khi chẩn đoán thì bệnh ở giai đoạn muộn, u to, đã di căn hạch. 

Tỷ lệ khỏi 98% nếu phát hiện sớm

Theo BS Phạm Văn Thái, hiện nay tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ ở Việt Nam khá thấp, đặc biệt trên nhóm đối tượng trẻ, bởi suy nghĩ "trẻ thì ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú". Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú có xu hướng trẻ hóa, có bệnh nhân khoảng ngoài 20 tuổi. Để phòng tránh ung thư vú, việc khám sàng lọc rất quan trọng.

Bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ hóa

Siêu âm giúp tầm soát ung thư vú sớm.

"Để tầm soát ung thư vú, chỉ cần làm những xét nghiệm đơn giản như siêu âm, hoặc tự thăm khám cho bản thân, nếu thấy u, cục bất thường, cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa về ung bướu có uy tín để được thăm khám và phát hiện sớm", BS Thái nói.

BS Thái cho biết thêm, nếu trước kia, tầm soát ung thư vú được khuyến cáo với chị em phụ nữ ngoài 40 tuổi, nhưng hiện nay giảm xuống, nhất là với những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ như: Có người cùng huyết thống đã phát hiện mắc ung thư vú, có các đột biến gen BRCA1,2...

Với bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn nhiều, thường phải dùng nhiều phương pháp, với thời gian điều trị kéo dài. Trong khi đó hiệu quả điều trị thấp hơn so với giai đoạn sớm. Khi đó, rất khó chữa khỏi được bệnh mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. 

Còn theo BS Long, ung thư vú là bệnh dễ chẩn đoán, có thể sàng lọc, phát hiện sớm. Nếu phát hiện sớm sẽ điều trị hiệu quả bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, điều trị đích, miễn dịch… Tỷ lệ khỏi của ung thư vú nếu phát hiện sớm có thể đạt hơn 90%, thậm chí có thể lên tới 98%.

Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt dưới 20%. Chính vì vậy, sẽ vô cùng đáng tiếc khi người bệnh chủ quan với chính sức khỏe của mình, để vuột khỏi tầm tay cơ hội được điều trị khi không may mắc căn bệnh này. 

Theo thống kê trên thế giới, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến. Số liệu của GLOBOCAN 2022 cho thấy, trước đây ung thư vú có tỷ lệ mắc xếp sau các loại ung thư khác, nhưng hiện nay đã lên vị trí số 2 trên thế giới, và đứng vị trí dẫn đầu tại Việt Nam. Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng trên 2 triệu ca mắc bệnh, còn tại Việt Nam riêng con số này là khoảng gần 25 nghìn ca, đáng nói trong đó số người trẻ dưới 40 tuổi rất lớn.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/benh-nhan-ung-thu-vu-ngay-cang-tre-hoa-192240711230041946.htm

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới