Giấc ngủ tiêu cực tăng nguy cơ ung thư vú

Theo VnExpress 10:49 06/06/2020 - Bệnh ung thư
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol, Anh, giấc ngủ quá dài, ngắn hoặc không sâu khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Cuối năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol, Anh đã tiến hành khảo sát dựa trên 400.000 bệnh nhân ung thư vú ở những lứa tuổi khác nhau. Trong rất nhiều yếu tố được đưa vào khảo sát như: chế độ ăn uống, di truyền, tiền sử dùng thuốc... chất lượng giấc ngủ cũng được lưu tâm.

Theo kết quả nghiên cứu, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, ngủ không sâu hay gọi chung là giấc ngủ tiêu cực có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Người ngủ tiêu cực dễ bị tăng cân, có nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường, trầm cảm và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Giấc ngủ quá ngắn, quá dài hoặc chập chờn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Giấc ngủ quá ngắn, quá dài hoặc chập chờn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những người phụ nữ thức đêm và ngủ ngày nhiều có khả năng bị ung thư vú cao hơn 50% so với những phụ nữ ngủ đúng giờ và dậy sớm. Tuy nhiên, một người phụ nữ ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20% cho mỗi giờ ngủ nướng thêm.

Trong một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Zhang ở Đại học Harvard, Mỹ vào năm 2016 cho thấy những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư ruột cao gấp từ 1,4 đến 2 lần nhóm ngủ 7 tiếng một ngày. Thống kê dựa trên khảo sát từ 76.000 phụ nữ và 30.000 nam giới để theo dõi các chỉ số sức khỏe, thể trọng, thời gian ngủ trong ngày. Còn các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ, phát hiện ngủ tiêu cực có thể làm phá vỡ hàng rào phòng vệ ung thư tự nhiên của cơ thể.

Để có giấc ngủ tích cực các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol, Anh cho khuyến cáo mọi người nên hạn chế sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ, không nên dùng đèn công suất lớn trong phòng ngủ. Cơ thể sản sinh ra "hormone ngủ" melatonin để thích nghi với ánh sáng khi thức và bóng tối khi ngủ vì vậy ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và đèn công suất lớn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Bạn cũng cần tránh làm việc trái giờ giấc, cố gắng thức khuya... làm ảnh hưởng đến quá trình cơ thể sản xinh melatonin.

Để tránh giấc ngủ gián đoạn, bạn không nên bật nhạc cả đêm hoặc ngủ quên trong lúc nghe nhạc, xem ti vi. Có thể đặt chế độ hẹn giờ để các thiết bị điện tử, quạt, điều hòa tự tắt trong lúc bạn ngủ. Nên ngủ trong phòng yên tĩnh, ánh đèn ngủ nhẹ dịu, không quá nóng, không quá lạnh và giữ chăn ga sạch sẽ. Thời gian đi ngủ và thức dậy cố định, không ngủ quá 8 tiếng mỗi ngày cũng khiến giấc ngủ sâu, không gây mơ màng, xuất hiện ác mộng, gây đau đầu sau khi thức dậy.

Nha Trang (Theo The Healthy)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới