Người đầu tiên khỏi HIV mắc ung thư giai đoạn cuối

Theo VnExpress 10:30 27/09/2020 - Bệnh ung thư
MỸ - Timothy Ray Brown, 54 tuổi, người đầu tiên trên thế giới khỏi HIV, đang ở giai đoạn cuối ung thư máu.

Brown, được mệnh danh là "bệnh nhân Berlin", trở thành người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV nhờ cấy tủy xương từ một người hiến có khả năng kháng virus AIDS. Trong nhiều năm, phương pháp này được cho là chữa khỏi bệnh ung thư máu và HIV.

Năm 1990, Brown phát hiện mắc HIV khi đang làm phiên dịch tại Berlin, Đức. Năm 2006, ông được chẩn đoán bị ung thư máu ác tính, còn gọi là bệnh máu trắng.

Trong phỏng vấn với AP, Brown cho biết ung thư máu tái phát vào năm ngoái và xâm lấn nhiều nơi. Hiện ông chăm sóc giảm nhẹ tại Palm Springs, California.

Brown rất vui khi nhớ về ca ghép tủy chữa HIV của mình, "nó mở ra những cánh cửa chưa từng có trước đây". Phương pháp này đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học tiếp tục tìm phương pháp điều trị HIV.

Tiến sĩ Steven Deeks, chuyên gia về AIDS tại Đại học California, San Francisco chia sẻ: "Timothy đã chứng minh rằng HIV có thể được chữa khỏi. Chúng tôi đã lấy những mảnh ruột và các mảnh hạch bạch huyết của anh ấy. Mỗi lần thực hiện, anh ấy đều phối hợp đáng kinh ngạc".

Timothy Ray Brown, được mệnh danh
Timothy Ray Brown, được mệnh danh "bệnh nhân Berlin", người đầu tiên cấy ghép tủy ở Đức khỏi bệnh HIV, ảnh chụp tháng 3/2019 ở Seattle. Ảnh: AP

Hạch bạch huyết hay hạch lympho là một phần của hệ miễn dịch, có mặt ở nhiều nơi trên cơ thể, tập trung nhiều ở cổ, nách, bẹn. Các hạch nóng và sưng khi cơ thể viêm nhiễm hoặc ung thư.

Tiến sĩ Gero Huetter, chuyên gia về ung thư máu tại Đại học Berlin, tin rằng phương pháp ghép tủy là cơ hội đánh bại bệnh máu ác tính của Brown. Ông trăn trở liệu rằng dùng gene đột biến từ một người khác có thể chữa khỏi bệnh chết người của Brown không, giống như cách tạo ra đề kháng tự nhiên chống lại virus AIDS đã thành công.

Người hiến tặng tủy rất hiếm, và việc cấy ghép nhiều rủi ro. Các bác sĩ phải phá hủy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bằng hóa trị kết hợp xạ trị. Sau đó cấy ghép tế bào của người cho, với hy vọng sẽ phát triển một hệ thống miễn dịch mới trong cơ thể người nhận.

Năm 2007, ca cấy ghép đầu tiên của Brown mới thành công một phần. HIV đã biến mất nhưng bệnh ung thư vẫn còn. Tháng 3/2008, anh được cấy ghép tủy lần hai cũng từ người hiến tặng cũ, ca cấy ghép dường như có hiệu quả.

Kể từ đó, Brown nhiều lần âm tính với HIV, và thường xuyên có mặt tại các hội nghị về AIDS, thảo luận về cách chữa bệnh.

"Anh ấy giống như một đại sứ hy vọng", Tim Hoeffgen, cộng sự của Brown cho biết.

Người đàn ông thứ hai chữa khỏi HIV, Adam Castillejio, được mệnh danh là "bệnh nhân London", mới tiết lộ danh tính vào đầu năm. Người này cũng điều trị bằng cách cấy ghép giống như Brown năm 2016. Tuy nhiên những người hiến tặng rất khan hiếm và quy trình quá rủi ro để được sử dụng rộng rãi.

Các nhà khoa học nỗ lực thử nghiệm liệu pháp gene và nhiều cách khác, nhằm tạo ra tác động của đột biến gene thuận lợi mà không cần cấy ghép. Tại một hội nghị AIDS hồi tháng 7, các nhà khoa học thông báo đã "thuyên giảm lâu dài" ở một người đàn ông Brazil thành công, bằng cách kết hợp các loại thuốc nhằm loại bỏ HIV không hoạt động ra khỏi cơ thể.

Mark King, người Baltimore, viết blog về người nhiễm HIV rằng anh đã nói chuyện với Brown vào tuần qua, đồng thời bày tỏ biết ơn những gì Brown đã đóng góp cho nghiên cứu bệnh AIDS. King chia sẻ: "Không thể hiểu được hết giá trị mà Brown đem đến thế giới, với góc nhìn khoa học. Đây là chàng trai tốt bụng, khiêm tốn".

Nguyễn Ngọc (Theo AP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới