Nhân rộng tiêm chủng HPV, tiến tới thanh toán ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt Nam, do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp thực hiện cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Đại học Victoria và Viện Daffodil (Australia).
Các phát hiện chính của nghiên cứu được công bố tại hội thảo tổ chức ở Hà Nội ngày 10/5, với mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu, cung cấp thêm bằng chứng với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước để sớm thúc đẩy việc triển khai vaccine HPV tại Việt Nam.
Nghiên cứu phân tích toàn diện các kịch bản khác nhau về tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung dựa trên các dữ liệu được xác thực, cũng như phân tích về hiệu quả chi phí, lợi ích kinh tế xã hội từ tiêm vaccine và tiến độ thanh toán căn bệnh này.
Mỗi ngày có 14 phụ nữ mắc và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS Dương Thị Hồng, quyền Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2020, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, cũng trong năm 2020 có hơn 4.000 ca mắc mới và gần 3.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung.
Căn bệnh này là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú.
Trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 14 phụ nữ mắc bệnh và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Theo ước tính, vào năm 2025, số phụ nữ tử vong hàng năm do ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên hơn 4.000 trường hợp nếu không có giải pháp hiệu quả cho thực trạng này.
Trung bình mỗi ngày, có khoảng 14 phụ nữ mắc bệnh và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung ở Việt Nam.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV - một loại virus gây u nhú ở người. Hiện chưa có thuốc điều trị nhiễm HPV đặc hiệu nên thường dẫn đến nhiễm HPV dai dẳng hoặc tái diễn và đó chính là nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, chi phí điều trị ung thư cổ tử cung rất tốn kém.
Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, dự phòng nhiễm HPV cũng chính là dự phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra, và biện pháp hiệu quả nhất là . Đây là một trong rất ít bệnh ung thư mà hiện nay đã có vaccine dự phòng.
Với cách tiếp cận tiêm chủng vaccine HPV tỷ lệ cao qua nhiều năm, khám sàng lọc và điều trị sớm, kịp thời, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận tình trạng giảm gánh nặng bệnh tật này, thậm chí một số quốc gia như Australia đã tiến tới loại trừ căn bệnh này ở phụ nữ.
Tại Việt Nam, ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030, theo đó đưa vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung vào chương trình từ năm 2026, đồng thời cho phép các địa phương nếu bố trí được kinh phí thì có thể triển khai sớm hơn cho người dân.
Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, đây là tiền đề, cơ sở rất quan trọng để các địa phương chủ động bố trí kinh phí triển khai tiêm vaccine HPV cho người dân.
Hiện nay, vaccine HPV chưa được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, người dân phải trả tiền với chi phí cao hàng triệu đồng/mũi tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
Quyền Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tới đây, với sự hỗ trợ của UNFPA, WHO, UNICEF, GAVI, Việt Nam sẽ cố gắng tiếp cận cung ứng vaccine HPV trong tiêm chủng mở rộng với giá thành khoảng 6,5 USD/liều vaccine.
Tiến tới thanh toán ung thư cổ tử cung
Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam khẳng định, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.
Với mục tiêu thanh toán căn bệnh này vào năm 2030, WHO kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới có các biện pháp cụ thể để bảo đảm 90% trẻ em gái trước 15 tuổi được tiêm chủng HPV, 70% phụ nữ trước 35 tuổi được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung và được tái xét nghiệm trước 45 tuổi, đồng thời bảo đảm 90% phụ nữ được phát hiện tiền ung thư hoặc ung thư có thể tiếp cận các phương pháp điều trị.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung vẫn còn thấp. Theo Điều tra các chỉ tiêu Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về phụ nữ và trẻ em do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2021 với sự hỗ trợ của UNFPA và UNICEF, chỉ 12% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15-29 đã được tiêm vaccine, và chỉ 28% phụ nữ từ 30-49 tuổi đã được .
Trong bối cảnh này, Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt Nam sẽ cung cấp các bằng chứng có chất lượng về tác động của các chiến lược phòng ngừa ung thư cổ tử cung khác nhau, bao gồm chương trình tiêm chủng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung, qua đó hỗ trợ nỗ lực của Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan trong việc nhân rộng chương trình tiêm chủng HPV, khám sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung tại Việt Nam.
Thông qua những ước tính về hiệu quả, chi phí cần thiết, hiệu quả chi phí, lợi ích thu được từ đầu tư và lộ trình thanh toán ung thư cổ tử cung của các kịch bản chiến lược khác nhau, nghiên cứu góp phần tạo tiền đề xây dựng các chính sách cấp quốc gia và địa phương nhằm triển khai hiệu quả tiêm chủng HPV cho trẻ em gái và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ Việt, cùng các biện pháp can thiệp toàn diện nhằm hướng đến loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể thanh toán ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới nếu việc tiêm chủng HPV được triển khai cho 90% trẻ em gái vị thành niên, 70% phụ nữ được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, và 90% phụ nữ bị tiền ung thư hoặc đang bị ung thư cổ tử cung được điều trị đầy đủ.
Việt Nam hoàn toàn có thể thanh toán ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới nếu việc tiêm chủng HPV được triển khai cho 90% trẻ em gái vị thành niên, 70% phụ nữ được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, và 90% phụ nữ bị tiền ung thư hoặc đang bị ung thư cổ tử cung được điều trị đầy đủ.
Nếu kết hợp tiêm chủng HPV với sàng lọc và điều trị, Việt Nam có thể thanh toán ung thư cổ tử cung chỉ trong vòng 29 năm, sớm hơn so với chỉ thúc đẩy tiêm chủng HPV.
Nghiên cứu cũng ước tính rằng 1 USD đầu tư vào các chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có thể mang lại lợi ích kinh tế tương đương từ 5 đến 11 USD, và số tiền này sẽ tăng lên vào khoảng từ 8 đến 20 USD kết hợp lợi ích kinh tế và xã hội.
Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh, các bằng chứng xác thực được đưa ra trong báo cáo sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu và đối tác phát triển ủng hộ và triển khai thực hiện các kế hoạch phòng, chống ung thư cổ tử cung, đồng thời thúc đẩy nỗ lực hướng tới một tương lai không còn căn bệnh ung thư cổ tử cung tại Việt Nam.
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cũng khẳng định, UNFPA cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các đối tác triển khai thực hiện tiêm chủng HPV tại Việt Nam, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ Việt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu SDGs đến năm 2030.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Bệnh ung thư - 01/10/2024
Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Bệnh ung thư - 30/09/2024
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Bệnh ung thư - 09/08/2024
Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Bệnh ung thư - 06/08/2024
Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk
Bệnh ung thư - 22/07/2024
Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk