Phương pháp xét nghiệm mới phát hiện ung thư sớm 4 năm

Theo VnExpress 09:45 25/07/2020 - Bệnh ung thư
Bằng xét nghiệm máu tìm dấu vết tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu chẩn đoán sớm 4 năm trước khi triệu chứng xuất hiện.

Phương pháp gọi là xét nghiệm máu không xâm lấn, hay PanSeer, phát triển bởi nhóm chuyên gia tại Trung Quốc. Theo đó, họ có thể tầm soát ung thư ở 95% người không có triệu chứng.

"Chúng tôi đã chứng minh được rằng thông qua xét nghiệm máu dựa trên Methyl hóa DNA, có thể phát hiện ung thư sớm hơn 4 năm so với chẩn đoán thông thường", nhóm nghiên cứu nêu trong bài đăng trên Tạp chí Nature, ngày 21/7.

Methyl hóa DNA là sự kiểm soát việc "bật" hoặc "tắt" các đoạn gene. Bằng cách tìm kiếm các mẫu methyl hóa có biểu hiện bất thường, các nhà khoa học phát hiện được tế bào ung thư.

Để phát triển thử nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng mẫu huyết tương thu thập của 605 bệnh nhân Trung Quốc từ năm 2007 đến 2014. Ban đầu, tất cả đều khỏe mạnh và không có triệu chứng ung thư. Tuy nhiên trong 4 năm tiếp theo, 191 người được chẩn đoán bằng phương pháp PanSeer đã thực sự mắc ung thư đại trực tràng, thực quản, gan, phổi hoặc dạ dày.

Bác sĩ tại Trung Quốc thu thập mẫu xét nghiệm máu của bệnh nhân. Ảnh: AARTHI
Bác sĩ tại Trung Quốc thu thập mẫu xét nghiệm máu của bệnh nhân. Ảnh: AARTHI

Nhóm chuyên gia đã chẩn đoán chính xác 88% người đang bị ung thư và 95% bệnh nhân chưa có triệu chứng ở thời điểm xét nghiệm, nhưng tiếp tục phát triển bệnh sau đó.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý phương pháp này không có khả năng dự đoán ung thư mà chỉ tìm ra được các tế bào gây ung thư, chưa phát triển thành triệu chứng.

Các xét nghiệm như vậy gọi là sinh thiết lỏng, cung cấp thêm một cách thức ngoài lâm sàng để sàng lọc bệnh nhân.

Đây không phải nghiên cứu đầu tiên liên quan đến việc tầm soát sớm ung thư thông qua mẫu máu. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho biết điểm đặc biệt là nó có thể phát hiện tế bào bệnh nhiều năm trước khi người mắc biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế. Số lượng mẫu thử tương đối nhỏ, việc lưu trữ cũng không tối ưu. Các chuyên gia còn chỉ ra nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình kiểm tra.

Dù vậy, đây vẫn được coi là công trình thú vị, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy xét nghiệm dựa trên methyl hóa DNA có thể phát hiện ra khối u lưu thông trong tế bào, tạo cơ sở cho các phương pháp sàng lọc ung thư giai đoạn đầu mới.

Samantha Harrison, quản lý cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh, cho biết: "Thử nghiệm PanSeer đã đạt kết quả ban đầu đáng khích lệ. Đây là phương pháp hứa hẹn, có thể phát hiện ung thư trong mẫu máu nhiều năm trước khi biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên cần thực hiện nghiên cứu sâu hơn để xác nhận điều này".

Thục Linh (Theo Guardian)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới