Ung thư phổi khó chữa khỏi nếu đến viện muộn

Theo VnExpress 12:56 19/11/2020 - Bệnh ung thư
Ung thư phổi đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam, với 20.000 ca mỗi năm. Hầu hết bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn.

"Ung thư phổi là ung thư phổ biến hàng đầu thế giới, đứng thứ hai tại Việt Nam sau ung thư gan", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ chương trình Vì lá phổi khỏe, ngày 16/11.

Theo Tổ chức Ung thư Thế giới, tỷ lệ người ung thư phổi ở Việt Nam đứng thứ 56 trong 185 quốc gia và vùng lãnh thổ có dữ liệu, với mức 21,7 người mắc trong 100.000 dân. Tại Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư phổi thuộc nhóm đầu.

Bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam thuộc cả hai giới, mỗi năm khoảng 23.000 ca mắc mới và 20.000 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong cao do hầu hết bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, điều trị gặp nhiều khó khăn và tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi hết sức quan trọng.

Nam giới có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nữ do thường xuyên hút thuốc lá. 90% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 10-30 lần so với người không hút. Trẻ em, phụ nữ không hút thuốc trực tiếp nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động.

Ngày nay y học đạt được rất nhiều tiến bộ trong các phương pháp điều trị ung thư phổi. Bệnh nhân giai đoạn muộn, dùng phương pháp điều trị đích, có người sống 5-6 năm.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc phát hiện sớm ung thư phổi còn nhiều khó khăn, bởi u tiến triển nhanh, giữa hai lần chụp X-quang cách nhau 6 tháng khối u đã phát triển rất khác. Bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, triệu chứng rất rõ ràng như đau ngực, ho, khó thở...

Nam giới, đặc biệt người trên 50 tuổi, khoảng 6 tháng đến một năm cần tầm soát ung thư phổi một lần. Người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên tầm soát sớm hơn.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh Bộ Y tế, cho biết ung thư phổi được đưa vào nhóm bệnh khó chẩn đoán, điều trị khó khăn. Do vậy, trong ba năm tới, chương trình Vì lá phổi khỏe tập trung phát triển chiến lược chẩn đoán sớm ung thư phổi, cập nhật các phác đồ điều trị tiên tiến và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Chương trình sẽ xây dựng trung tâm thực hành lâm sàng đạt chuẩn trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi.

Ngoài ung thư phổi, chương trình tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực chẩn đoán, cải thiện chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân hen và phổi tắc nghẽn mạn tính. 4% dân số Việt Nam mắc hai bệnh này. Ba năm qua, hơn 100.000 bệnh nhân mắc hai bệnh trên nhận được hỗ trợ từ chương trình.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Bệnh ung thư - 01/10/2024

Tự điều trị ung thư máu bằng đắp thuốc "giác hơi", nam thanh niên nguy kịch

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Bệnh ung thư - 30/09/2024

Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát sớm?

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Bệnh ung thư - 09/08/2024

Phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Bệnh ung thư - 06/08/2024

Tiến bộ về kỹ thuật di truyền tạo bước tiến lớn trong điều trị ung thư

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bệnh ung thư - 22/07/2024

Mổ nội soi thành công ca bệnh ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi ở Đắk Lắk

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới