Ca 17 tuổi bị cắt 1 bên tinh hoàn: Bác sỹ chỉ cách sớm phát hiện bệnh
Đến viện muộn, nam thanh niên phải cắt 1 bên tinh hoàn
Các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiết Niệu BVĐK TƯ Cần Thơ mới đây đã phẫu thuật cắt bỏ một tinh hoàn của bệnh nhân do xoắn hoại tử đến bệnh viện muộn. Bệnh nhân nam tên P. T. Đ., (17 tuổi, Cần Thơ), nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau nhiều, sưng nề, ấn đau bìu trái. Kết quả siêu âm Doppler ghi nhận bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn trái, chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Trong phẫu thuật, các bác sĩ thấy tinh hoàn trái bị hoại tử đen, tháo xoắn 2 vòng, đắp gạc ấm nhưng không hồi phục nên quyết định cột bó mạch thừng tinh, cắt tinh hoàn...
Được biết, trước đó, bệnh nhân khởi phát với tình trạng đau bụng đến bệnh viện gần nhà khám và được kê toa thuốc uống, nhưng không giảm. Đến ngày thứ hai bệnh nhân thấy sưng đau tinh hoàn trái ngày càng nhiều nên tiếp tục đến khám một bác sĩ tư được hướng dẫn đến BVĐKTƯ CT điều trị.
Theo Bs.CK2 Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, BVĐKTƯ Cần Thơ, xoắn tinh hoàn là một cấp cứu niệu khoa thường gặp ở người trẻ từ 13-25 tuổi. Đây là tình trạng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Do đó, nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời (trong vòng 4-6h kể từ khi tinh hoàn bị xoắn) thì tinh hoàn sẽ bị nhồi máu, hoại tử và đây là nguyên nhân dẫn đến cắt bỏ tinh hoàn.
Bác sĩ chỉ cách nhận biết sớm nguy cơ xoắn tinh hoàn
BS. Lộc cho biết, triệu chứng điển hình là đau bìu xuất hiện đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn, kèm theo bìu sưng, đỏ. Đôi khi đau bụng dưới kèm theo ói mửa, do đó dễ chẩn đoán nhầm với đau bụng do rối loạn tiêu hóa thông thường.
Còn theo cảnh báo của Ths.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E (Hà Nội), khi nam giới có biểu hiện đau vùng bẹn bìu cần nghĩ ngay tới xoắn tinh hoàn, bệnh nhân cần được xử trí càng nhanh càng tốt. Đây là hậu quả của sự lêch trục, gấp góc của thừng tinh gây hiện tượng giảm hay ngừng lưu thông dòng máu tới và đi của mạch máu trong thừng tinh.
"Tỷ lệ xoắn tinh hoàn thấp nhưng đa phần rơi và tuổi dậy thì hay xấu hổ nên hay chẩn đoán muộn. Xoắn tinh hoàn cũng hay bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, như viêm tinh hoàn, khiến người bệnh mất đi thời gian vàng cứu tinh hoàn, dẫn đến hoại tử tinh hoàn, phải cắt bỏ", BS. Liên cho biết.
Việc chẩn đoán xác định xoắn tinh hoàn tại các cơ sở y tế ban đầu nhiều khi rất khó, nên tỉ lệ điều trị bảo tồn tinh hoàn rất thấp và có thể gây nguy cơ vô sinh về sau. Chính vì vậy, khi bệnh có triệu chứng sưng đau vùng bìu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị sớm.
Theo BS. Liên, với các ca xoắn tinh hoàn, nếu được xử lý trước 6 giờ thì tinh hoàn có khả năng phục hồi gần như là 100%, sau 12 giờ tỷ lệ này giảm xuống 20%, sau 24 giờ thì hầu hết không có khả năng giữ lại được tinh hoàn.
Vũ Vũ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?