Hơn cả hút thuốc, đây mới là nguy cơ lớn nhất gây ung thư gan, vú, dạ dày
BS. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, BV Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Hơn cả hút thuốc và viêm nhiễm, béo phì là yếu tố nguy cơ đơn độc lớn nhất của ung thư trên toàn thế giới. Nó làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư thực quản, đại tràng, tụy và thận, cũng như ung thư vú sau mãn kinh.
Theo BS. Tiến, béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư theo 3 cách: Phần mỡ dư thừa trong cơ thể góp phần vào sự kháng insulin. Kết quả là tế bào trong cơ thể không thể tiêu thụ glucose đúng cách, dẫn đến việc chúng phân chia nhanh hơn. Những người bị béo phì có xu hướng có nồng độ cao các cytokine gây viêm trong máu, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và kích thích tế bào phân chia. Những tế bào mỡ góp phần làm tăng nồng độ estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh.
BS. Tiến cho rằng, các bệnh ung thư người béo phì, thừa cân dễ mắc bao gồm:
Ung thư dạ dày: ở người béo phì, mỡ thừa thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm mạn tính, đặc biệt là ở đường ruột khiến axit dạ dày bị kích thích, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp đôi so với người bình thường.
Người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người bình thường.
Ung thư gan: béo phì tác động đến gan tương tự rượu, dẫn tới chứng bệnh gan nhiễm mỡ không cồn, xơ gan rồi kết thúc là ung thư gan.
Ung thư vú, buồng trứng, nội mạc tử cung: ở nữ giới, trọng lượng dư thừa làm tăng nguy cơ ung thư vú thêm 20% đến 40%, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh. Tương tự ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng cũng có thể được phát triển bởi estrogen được tạo ra trong mô mỡ thừa, hoặc do rối loạn chuyển hóa như kháng insulin.
Ung thư đại trực tràng: người béo phì, thừa cân có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 30% so với những người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân được cho là khi cơ thể không sử dụng insulin đúng cách dẫn đến tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mô mỡ cũng giải phóng các hormon gọi là adipokine giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào, trong đó bao gồm sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ung thư đại trực tràng.
"Thừa cân hay béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư. Giữ cân nặng hợp lý, khỏe mạnh là các góp phần chống lại ung thư. Cách đơn giản nhất phòng ngừa béo phì là duy trì trọng lượng cơ thể. Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, đồ chiên, xào... Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ngoài ra, hoạt động thể dục thể thao hàng ngày cũng là biện pháp hữu hiệu phòng chống béo phì, trung bình ít nhất 60 phút/ngày", BS. Tiến khuyến cáo.
Uyên Vũ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Blog chuyên gia - 14/11/2023
Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Blog chuyên gia - 27/09/2021
Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Blog chuyên gia - 25/09/2021
Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Blog chuyên gia - 23/09/2021
Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?
Blog chuyên gia - 22/09/2021
Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?