Người dị ứng cơ địa cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?

Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút.

Hỏi:

Sắp tới, tôi có kế hoạch tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên tôi vốn có tiền sử dị ứng cơ địa với thức ăn như ba ba, tôm đồng… nên rất lo sốc phản vệ khi tiêm, mong bác sĩ tư vấn giúp.

Nguyễn Thành An (Hà Nội)

Tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty TNHH Samsung Bắc Ninh (Ảnh minh họa)
Tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty TNHH Samsung Bắc Ninh (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19.

Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm như những người không có tiền sử dị ứng.

Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm, giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

Phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng.

Về bản chất, vaccine ngừa Covid-19 không phải là thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, do đó người có cơ địa mẫn cảm nhóm thuốc này không phải là đối tượng chống chỉ định với vaccine.

Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cảm cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vaccine.

Để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vaccine phòng Covid-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm.

Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm.

BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Blog chuyên gia - 14/11/2023

Chuyên gia hàng đầu thế giới bàn về phẫu thuật, phục hồi dị tật tiết niệu-sinh dục cho trẻ em

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Blog chuyên gia - 27/09/2021

Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 khi đã sốc phản vệ lúc tiêm mũi 1?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Blog chuyên gia - 25/09/2021

Hà Nội phân luồng xét nghiệm như thế nào?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Blog chuyên gia - 23/09/2021

Ai cần thường xuyên xét nghiệm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Blog chuyên gia - 22/09/2021

Người tiêm 1 mũi vaccine có nên được cấp thẻ xanh?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới