Bé gái mắc bệnh tim bẩm sinh tím hồi sinh nhờ ECMO
Ngày 13/10, PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bé V.N.K.T. (31 tháng tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai) bị tim bẩm sinh tím hay còn gọi là tứ chứng Flallot nặng.
Tứ chứng Fallot là bệnh thường gặp nhất trong nhóm tim bẩm sinh tím với biểu hiện điển hình da tím tái do máu không được cung cấp đủ dưỡng khí. Tứ chứng Fallot thường gặp với 4 dạng khiếm khuyết ở tim: Hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất, động mạch chủ “cưỡi ngựa” lên vách liên thất và phì đại thất phải.
Theo đó, bé T. nhập viện trong tình trạng tím môi, mệt khi vận động nhiều nên gia đình cho bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám.
Tại bệnh viện, qua các kết quả xét nghiệm bác sĩ nhận định bé bị tim bẩm sinh tím do tứ chứng Fallot. Tuy nhiên, do bé T. được phát hiện muộn và nhập viện trễ nên tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ Quang cho biết, những trẻ bị tim bẩm sinh tím do tứ chứng Fallot cần được điều trị trước 1 tuổi. Bé T. được phát hiện trễ nên cơ thể tím tái nhiều đồng thời, bé bị suy dinh dưỡng, suy kiệt cơ thể dẫn đến biến chứng khiến thận suy, van động mạch phổi hẹp… Bé phải nhập viện gấp để phẫu thuật.
Ngày 22/9, bé T. được phẫu thuật sửa chữa tim lần đầu tiên. Quá trình hậu phẫu của bé gặp nhiều khó khăn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Trân Châu, Phó Khoa Hồi sức ngoại, cho biết, sau ca mổ, bé được chuyển vào phòng Hồi sức tim của Khoa Hồi sức ngoại. Ngay sau đó, bé bị phù phổi cấp, tổn thương chức năng tim, phổi, thận.
Bé tiếp tục được mở xương ức để hồi sức tích cực, theo dõi sát, hỗ trợ tuần hoàn, cho bé thở máy. Cứ 30 phút, điều dưỡng hút đờm một lần, tiêm thuốc vận mạch cho bé nhưng tình trạng vẫn xấu đi từng giờ. Bé trụy tim, tím tái, tiên lượng sống 10%.
Nhanh chóng, bệnh viện đã bật báo động đỏ nội viện để hội chẩn cứu sống bé. Các bác sĩ đã quyết định thực hiện kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) - trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể.
Nhờ đó, bệnh nhi từ trạng thái suy hô hấp nặng, tím tái, trụy tim mạch đã dần phục hồi. Bé hồng hào trở lại, tình trạng huyết động học ổn định.
Trong suốt 1 tuần chạy ECMO, tình trạng bé đã cải thiện, chức năng co bóp tim và hô hấp phục hồi tốt. Bé được cai ECMO vào ngày 2/10. Sau đó 3 ngày, bé được phẫu thuật đóng xương ức và cai máy thở.
Hiện tại, bé tạm ổn định, được thở oxy và theo dõi tại Khoa Tim mạch. Dự kiến, bé T. được xuất viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, bệnh nhi phải được tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Anh Võ Đình Thông (40 tuổi, cha của bé T.) cho biết, trước đó, thời điểm trong bụng mẹ và mới chào đời, bé T. không có các bất thường về tim mạch.
Bé phát triển bình thường không thấy biểu hiện bệnh ngoài triệu chứng hay mệt khi chơi đùa và khóc. Chỉ đến khi bé tím tái, thở mệt mới nhập viện khám thì phát hiện bị tim bẩm sinh.
“Hai vợ chồng tôi cũng chủ quan khi không cho con đi khám sớm. Mong phụ huynh khi con em mình có biểu hiện lạ thì nên đi thăm khám. May mắn qua sự cứu chữa tận tình của y bác sĩ, con tôi đã hồi sinh thêm lần nữa”, anh Thông chia sẻ.
Mộc Khuê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội