Bé trai 12 tuổi tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19

Abhinav, 12 tuổi, là một trong những tình nguyện viên trẻ nhất tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của hãng dược Pfizer.

Cậu bé lớp 7 tham gia dự án với hy vọng các liều tiêm, khi được phân phối rộng rãi, sẽ giúp ông bà mình tiếp tục đi du lịch Ấn Độ và học sinh được trở lại trường.

"Cháu nghĩ mọi người ở trường muốn quay về cuộc sống bình thường. Theo cháu, vaccine có thể ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Cháu chắc chắn sẽ khuyên những người khác tiêm chủng", cậu bé chia sẻ.

Khác với nhiều ngôi trường trên toàn cầu, nơi Abhinav theo học chỉ dạy trực tiếp. Các bàn học được đặt cách xa nhau với tấm chắn nhựa trong suốt ở giữa. "Chúng cháu đeo khẩu trang cả ngày. Điều đó thật kỳ lạ. Nếu có ai nói chuyện từ phía bên kia lớp học, cháu sẽ chẳng nghe được gì cả", cậu bé nói.

Abhinav biết mình chỉ có 50% cơ hội tiêm vaccine. Trong thử nghiệm giai đoạn cuối, các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm. Một nửa nhận liều tiêm của Pfizer, còn lại dùng giả dược. Song cậu bé kỳ vọng mình được chủng ngừa thực sự, bởi tin rằng vaccine sẽ bảo vệ bản thân khỏi virus.

Abhinav tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer. Ảnh: CNN
Abhinav tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer. Ảnh: CNN

Đến nay, các tình nguyện viên trẻ nhất đã tiêm những mũi vaccine đầu tiên. Tất cả được theo dõi cẩn thận nhằm tìm ra tác dụng phụ hoặc biểu hiện bất thường.

Tiến sĩ Robert Frenck, người dẫn đầu thử nghiệm của Pfizer, cho biết nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Cincinnati đã chủng ngừa cho 100 thiếu niên từ 12 tuổi vào tuần trước. "Hiện chúng tôi đang tạm dừng để theo dõi phản ứng của các em với vaccine, đảm bảo mọi thứ an toàn nhất có thể", ông nói.

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm sưng tấy, mẩn đỏ, đau ở vùng tiêm, sốt hoặc nhức mỏi.

Cha của Abhinav, ông Sharat, đã suy nghĩ rất nhiều về sự an toàn của con trai. Khi được hỏi lý do đăng ký cho cậu bé làm tình nguyện viên, ông nói: "Chủ yếu, tôi nghĩ đến việc bảo vệ con mình. Quá trình này cũng giúp ích cho khoa học. Chúng tôi cảm thấy đó là việc nên làm".

Là một bác sĩ, ông Sharat đã tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, diễn ra hồi đầu năm nay. Ông tin rằng vaccine không chỉ an toàn, nó còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus.

"Tôi biết về tác dụng phụ của sản phẩm từ hãng dược AstraZeneca", ông nói. Thử nghiệm của hãng đã bị ngừng lại trong gần hai tháng tại Mỹ, sau khi một tình nguyện viên người Anh phát triển triệu chứng thần kinh. Dự án mới được nối lại thời gian gần đây.

Tiến sĩ Robert Frenck cho biết những lo ngại khi trẻ em tiêm thử vaccine là hoàn toàn hợp lý. Song ông cũng nhấn mạnh liều tiêm đã được thử nghiệm trên hàng chục nghìn người lớn.

"Chúng tôi có thể tiêm chủng cho trẻ em bởi trước đó, 30.000 người lớn đã đăng ký tham gia thử nghiệm. Chúng tôi có dữ liệu an toàn của tất cả họ", ông nói.

Theo Frenck, muốn kiểm soát đại dịch, tiêm vaccine cho trẻ em là rất cần thiết. Đây gần như là mấu chốt để ngăn chặn virus lây lan thầm lặng.

Abhinav được tiêm thử vaccine tại thành phố Cincinnati. Ảnh: CNN
Abhinav được tiêm thử vaccine tại thành phố Cincinnati. Ảnh: CNN

"Số lượng thanh thiếu niên tử vong ít hơn người cao tuổi không có nghĩa tất cả họ đều miễn nhiễm, đều bất bại. Mỹ đã ghi nhận 120 trẻ em qua đời vì Covid-19 từ đầu dịch bệnh đến nay", ông nói.

Vaccine Pfizer không sử dụng virus đang hoạt động. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu dùng một phần nhỏ của vật liệu di truyền (mRNA) để kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể, chống lại protein gai, vốn được virus sử dụng để gắn vào tế bào.

Trước đây, công nghệ này được dùng điều trị ung thư. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng nó để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.

"mRNA không lưu lại trong cơ thể, nó bị đào thải khá nhanh", tiến sĩ Frenck nói.

Đến nay, tác dụng phụ ghi nhận tương đối nhẹ. Một số người có triệu chứng giống cúm. Đây là biểu hiện bình thường khi cơ thể đang hình thành phản ứng miễn dịch, tương tự mắc Covid-19. Theo tiến sĩ Frenck, chưa ai trong số 400 tình nguyện viên trưởng thành thử nghiệm tại thành phố Cincinnati phải nghỉ làm vì tác dụng phụ.

Đối với Abhinav, em cảm thấy hoàn toàn ổn. "Cánh tay của cháu vẫn bình thường", cậu bé nói.

Thục Linh (Theo CNN)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới