Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc về vệ sinh và dinh dưỡng đúng cách để phát triển tốt và phòng tránh các loại bệnh thường gặp. Vì vậy, các bà mẹ cần có kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ đúng cách.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Cách nuôi dưỡng trẻ

Điều quan trọng nhất là các bà mẹ nên cho con bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Cho bú ngay cả khi bà mẹ chưa có sữa vì khi trẻ mút vú sẽ kích thích sữa về nhanh hơn. Không vắt bỏ sữa trước khi cho trẻ bú vì những giọt sữa trong giai đoạn này là rất cần thiết đối với trẻ. Sữa mẹ trong vài ngày đầu gọi là sữa non. Đó là thức ăn tốt nhất đối với trẻ mới sinh vì chứa đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ mới sinh và các kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật, giúp trẻ tống phân xu nhanh hơn, giảm nguy cơ vàng da. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với tuổi (nên tham khảo ý kiến của bác sỹ). Nếu trẻ bú kém có thể đổ thìa thêm cho trẻ. Chú ý dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Trẻ đẻ non hay bị sặc, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt  nghiêng sang một bên. Luôn theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ hàng ngày

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

- Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ phòng đảm bảo phù hợp từ 26 đến 28 độ C, không có gió lùa. Luôn để trẻ nằm với mẹ. Mặc ấm, đội mũ, đi tất chân. Nếu thời tiết lạnh có thể sưởi ấm với phương tiện an toàn.

- Chăm sóc rốn: Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng, luôn giữ rốn sạch và khô, không nên bôi bất cứ thứ thuốc gì vào rốn trẻ. Nếu thấy rốn chảy máu, có mùi hôi, rỉ nước vàng hoặc có mủ, da quanh rốn sưng tấy đỏ… phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

- Vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý.

- Chăm sóc mắt: Hàng ngày lau mắt bằng khăn mễm, sạch, ấm. Không nhỏ bất cứ thứ gì vào mắt trẻ.

- Chăm sóc da: Da trẻ sơ sinh mỏng và dễ tổn thưong, vì vậy chăm sóc da rất quan trọng nhằm phòng các bệnh về da, giúp da thực hiện tốt các chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch, ấm. Chú ý chăm sóc các vùng dễ bị hăm như cổ, nách, bẹn và vùng quấn tã, không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đồ vật dùng cho trẻ cần được thay, giặt hàng ngày và phơi khô nơi thoáng, sạch, có ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, luôn mát-xa da cho trẻ hàng ngày nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của da, phát triển toàn diện của cơ thể và gắn bó tình cảm mẹ-con. Có thể mát-xa cho trẻ vào buổi sáng hoặc trước khi tắm. Bà mẹ cần học cách mát-xa đúng cách để đảm bảo an toàn và đảm bảo hiệu quả tối ưu cho trẻ.

Những lưu ý cần thiết:

- Các bà mẹ luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

- Không quấn tã quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da và khiến trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. 

- Khi trẻ ngủ phải nằm trong mùng để tránh muỗi và côn trùng đốt.

- Các bà mẹ không tiếp xúc với người đang bị bệnh, vật nuôi.

- Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ vì có những trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa.

- Không đặt trẻ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Không đặt trẻ trên nền cứng, lạnh.

- Tiêm chủng cho trẻ đúng lịch.

- Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.

- Tái khám theo hẹn của bác sỹ (đối với những trẻ đẻ non, trẻ bị bệnh tim mạch…). Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế (1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…).

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm như: Trẻ bú ít hoặc bỏ bú; Co giật hoặc co cứng; Ngủ li bì khó đánh thức; Thở rít khi nằm yên, thở khò khè; Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt; Chảy máu bất cứ chỗ nào; Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi); Nôn liên tục, bụng chướng… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/09/2024

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới