Em bé bị tim bẩm sinh, nhồi máu não thoát chết ngoạn mục
Ngày 12/6, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, vừa cứu sống một bệnh nhi 6 tuổi bị tim bẩm sinh, nhồi máu não, nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhân là bé trai N.M.T. (ngụ huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là con thứ hai trong gia đình có bố là lao động tự do, mẹ là công nhân may. Bé đã được mổ tim 2 lần vào lúc 9 và 18 tháng tuổi do tình trạng thông liên thất và không có lỗ van động mạch phổi.
Ngày 6/5, em T. bất ngờ ngã rồi nôn ói, ngất lịm lúc đang chơi. Gia đình đã chuyển bé đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Các bác sĩ phát hiện, ngoài suy tim, em T. còn bị một số bệnh nguy hiểm khác nên chuyển bé lên BV Nhi Đồng 2.
Khi nhập viện, tình trạng của em T. đã khá nặng, liệt nửa người bên phải. Sau khi thăm khám, ê-kíp chẩn đoán bé bị nhồi máu não diện rộng bán cầu phải giờ thứ 22, có tổn thương thân não, suy tim, viêm phổi.
Em bé được thở máy, chống phù não, tiêm thuốc vận mạch, kháng sinh chống nhiễm trùng, truyền hồng cầu lắng. Tuy nhiên, bệnh của em T. không cải thiện, tình trạng sốc nhiễm trùng, phù não khó kiểm soát, có nguy cơ tụt não. Nhiều thời điểm, bệnh nhi hôn mê sâu, đồng tử giãn.
Một cuộc hội chẩn diễn ra với sự tham gia của Khoa Hồi sức, Tim mạch, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Gây mê. Ê-kíp quyết định không mở sọ giải áp vì khả năng thành công thấp. Gia đình bé rơi vào tuyệt vọng khi bác sĩ giải thích tình trạng nặng, đã ký giấy xin về nhà.
Khi đó, bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi, người theo dõi ca bệnh đã đến chia sẻ với người mẹ, đồng thời đánh giá lại tình trạng bệnh nhi. Bác sĩ nhận định, vẫn còn cơ hội cứu sống bệnh nhân, nên quyết định cố gắng giành giật mạng sống cho bé đến cùng.
Bác sĩ tiếp tục chống phù não bằng thuốc mannitol. Kết quả tri giác cải thiện nhưng huyết áp giảm, các bác sĩ đã cho truyền dịch, chỉnh vận mạch, huyết áp cũng dần ổn định. Sau đó vài ngày, bé giảm sốt, chân tay cử động, đáp ứng kích thích đau.
Qua tuần đầu, bệnh nhi bắt đầu mở mắt, tuần 2 được cai thở máy, phần cơ thể bị liệt dần phục hồi, bé có thể cử động chân tay, cầm nắm, ăn uống được, vận động cơ mặt đều hơn. Đến tuần thứ 3, bé được chuyển ra giường ngoài để theo dõi và tập vật lý trị liệu.
Bác sĩ Minh Khôi cho biết, trường hợp em T. rất nặng, thời điểm khó khăn nhất là sau hội chẩn các khoa, người nhà đã ký hồ sơ xin cho bé về. Bác sĩ nhìn thấy sự đau buồn, những giọt nước mắt tiếc thương, bất lực của gia đình. Ông đã thuyết phục người nhà để bé tiếp tục ở lại điều trị, giải thích rõ các nguy cơ của bệnh nhân và may mắn cha mẹ bé đã đồng ý.
Phan Nhơn
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội