Hoãn sinh con lâu ngày thành hiếm muộn

HÀ NỘI - Bế con trai đầu lòng 6 tháng, chị Dung, 38 tuổi, nghẹn ngào. Chị bốn lần phải thụ tinh ống nghiệm vì suy buồng trứng do đẻ muộn.

Chị và chồng đăng ký kết hôn 7 năm trước, khi đó, cả hai đang cùng khởi nghiệp một công ty truyền thông. Công việc vẫn chưa ổn định nên hai vợ chồng quyết định hoãn kế hoạch sinh nở thêm ba năm nữa bằng cách sử dụng viên tránh thai hàng ngày.

"34 tuổi, tôi 'thả' mãi nhưng vài tháng vẫn không thể có bầu", chị Dung ngày 11/5 cho biết.

Chị cố đợi thêm một thời gian nữa, vì "nghe nói sau một năm không thấy có thai mới coi là hiếm muộn". Một năm sau, chị vẫn không thể mang thai.

Hai vợ chồng đến Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông khám. Chị bàng hoàng khi được bác sĩ kết luận bị suy buồng trứng. 

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Tảo, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Công nghệ Phôi - Học viện Quân y, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông, cho biết càng lớn tuổi, buồng trứng không còn khả năng nuôi dưỡng và phóng thích trứng, người phụ nữ không chỉ khó mang thai mà còn phải chịu đựng một loạt rối loạn toàn thân khác do giảm sản xuất estrogen trước tuổi 40.

Chị Dung được bác sĩ chỉ định thụ tinh ống nghiệm, song ba lần đầu đều thất bại.

Giáo sư Tảo khám và tư vấn về vô sinh hiếm muộn cho một cặp vợ chồng tại Bệnh viện Đa khoa 16A. Ảnh: Giáo sư Tảo cung cấp
Giáo sư Tảo khám và tư vấn về vô sinh hiếm muộn cho một cặp vợ chồng tại Bệnh viện Đa khoa 16A. Ảnh: Giáo sư Tảo cung cấp

Khác chị Dung, chị Vân mang thai đứa con thứ ba khi đã 41 tuổi. Hai bé đầu là con gái, gia đình muốn cố thêm bé trai để nối dõi tông đường. 

Mang thai 32 tuần, chị bị đau bụng, bác sĩ khám phát hiện thai lưu nhau bong non thể nặng. Nhau bám mặt trước tử cung, mép trên bánh nhau có khối hỗn hợp máu tụ, dẫn đến rối loạn đông máu. 

Giáo sư Tảo cho biết, người mẹ hơn 40 tuổi, mang thai nhiều lần, dùng thuốc an thai bừa bãi... làm tăng nguy cơ sinh non. Kể cả có giữ được em bé, song sẽ sinh non, thể trạng yếu ớt, nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất. Chưa kể đến, mẹ sinh non có nguy cơ cắt bỏ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.

Chị Lan được mổ cấp cứu, không giữ được con, bác sĩ bảo tồn được tử cung của mẹ.

Theo giáo sư Tảo, sinh con ở tuổi đã lớn như chị Dung, chị Vân, lợi thế là trưởng thành hơn trong suy nghĩ cũng như kinh tế ổn định, có thể chăm sóc con chu đáo. Tuy nhiên, thai phụ lớn tuổi nhiều nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.

"Phụ nữ tuổi ngoài 35 mới sinh con thường có nguy cơ tiểu đường, sẩy thai, sinh non, thai lưu, khó sinh, tiền sản giật ở người mẹ, thiểu năng, dị tật ở trẻ", giáo sư Tảo nói. 

Nghiên cứu cho thấy người mẹ 25 tuổi thì tỷ lệ sinh con mắc bệnh Down chỉ 1/1.250 ca; mẹ 30 tuổi tỷ lệ này 1/952, trên 35 tuổi 1/378, trên 45 tuổi tỷ lệ 1/30.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, giải thích, phụ nữ khi sinh ra đến lúc kết thúc kinh kỳ, số lượng nãng noan trên buồng trứng không thay đổi, ước tính 300.000 noãn nang. Không phải noãn nang nào cũng có chất lượng. Trung bình mỗi tháng có một noãn lớn lên, trở thành noãn trưởng thành. Quan hệ tình dục thời điểm noãn rụng thì có thể thụ thai.

Ở tuổi 35 trở đi, noãn khuynh hướng giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, việc thụ thai khó khăn hơn. Hơn thế, các bệnh mạn tính có thể xuất hiện nhiều hơn như tiểu đường, tăng huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Tăng huyết áp gây nguy cơ tiền sản giật, sản giật, dẫn tới xuất huyết não. Người có bệnh nền, sử dụng thuốc nhiều cũng khó có cơ hội mang thai, nguy cơ ảnh hưởng gián tiếp đến trẻ trong bụng mẹ. 

"Thai nhi có thể tử vong, nặng cân bất thường, dị tật bẩm sinh. Một số trường hợp phải chấm dứt thai kỳ sớm để cứu tính mạng người mẹ, trẻ ra đời đối diện nhiều bệnh lý của trẻ non tháng như nhiễm trùng sơ sinh, mù võng mạc...", bác sĩ Nhi nói.

Nhiều người hiện nay tập trung học hành, công việc..., lập gia đình muộn, sinh con trễ. Muốn sinh con khi đã lớn tuổi rất khó khăn. Nhiều cặp vợ chồng không thể có thai theo đường tự nhiên, buộc phải nhờ đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Các can thiệp tỷ lệ cao xuất hiện tình trạng đa thai, dễ sinh non, sảy thai to...

Các bác sĩ khuyên phụ nữ sau 35 tuổi, 6 tháng cố gắng mà chưa có thai cần khám và điều trị tích cực, không nên chờ đợi.

Như chị Dung, sau ba lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, đến lần thứ tư mới may mắn thành công. Nhìn bé vừa chào đời, chị xúc động: "Cuối cùng tôi cũng được làm mẹ ở tuổi 38".

Còn chị Vân thì nay "không dám mang thai thêm một lần nào nữa".

Thúy Quỳnh - Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới