Mổ đẻ trong đêm cho sản phụ cách ly Covid-19

09:14 17/07/2020 - Hướng dẫn nuôi dạy con
HÀ NỘI - Sản phụ 30 tuổi, thai 38 tuần, cách ly ở Vĩnh Phúc, bị đau bụng, được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tối 15/7, sản phụ đã được theo dõi tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Khi đó, tim thai có dấu hiệu tăng nhanh, 185-190 nhịp một phút. Lãnh đạo bệnh viện chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng, thành viên êkip phẫu thuật, cho biết các bác sĩ chuyên sản khoa đã được triệu tập và nhanh chóng thiết lập phòng mổ dã chiến tại khu vực cách ly của Khoa Cấp cứu. Vì là phòng mổ dã chiến nên vật dụng còn thiếu thốn, ví dụ đèn chiếu sáng chuyên dụng cho phẫu thuật sinh nở, thiếu vật dụng gây mê, bác sĩ phải xoay xở tận dụng các vật dụng sẵn có để khắc phục khó khăn và huy động nhân sự mang tất cả phương tiện có thể từ chuyên khoa sản tới để sử dụng.

Kíp mổ có 3 người gồm một bác sĩ phẫu thuật chính, một phụ mổ, một nữ hộ sinh đón em bé. Kíp gây mê có một bác sĩ gây mê, một phụ mê và một ban đưa dụng cụ. Sản phụ đang được cách ly, đã một lần xét nghiệm âm tính nCoV trước mổ, song các bác sĩ vẫn sử dụng bộ đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn gồm áo, mũ, khẩu trang, kính chắn, bao chân, găng...

23h50 đêm 15/7, ca mổ bắt đầu.

Theo bác sĩ Hồng, đồ bảo hộ gây nóng và hạn chế tầm nhìn của phẫu thuật nhiều. Bác sĩ đã có thời gian làm quen trong giai đoạn chống dịch Covid-19 từ đầu năm nên nhanh chóng vượt qua khó khăn và phẫu thuật giúp sản phụ sinh con.

"Khi mổ, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sẽ tăng lên rất cao so với thông thường trong trường hợp sản phụ mắc bệnh. Tuy nhiên, lúc đó chúng tôi cũng chỉ nghĩ đến sự an toàn của sản phụ và thai nhi. Mọi người đều rất tập trung để phẫu thuật nhanh và an toàn nhất", bác sĩ Hồng nói.

Nhóm phẫu thuật cùng bé trai chào đời tại phòng mổ dã chiến cách ly Covid-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Nhóm phẫu thuật cùng bé trai chào đời tại phòng mổ dã chiến cách ly Covid-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Khoảng 40 phút sau, ca mổ thành công, bé trai nặng 3,5 kg chào đời. Sản phụ được chuyển tới phòng cách ly để theo dõi sau mổ, theo dõi như kiểm tra mạch, huyết áp, co hồi tử cung, nước tiểu, sản dịch trong 6 tiếng đầu.

Sau đó, sản phụ tiếp tục được theo dõi nhiệt độ hàng ngày và kiểm tra triệu chứng của Covid-19 như sốt, ho, khó thở. Còn kíp bác sĩ phẫu thuật cũng đã tới khu vực cách ly 14 ngày theo quy định.

Ngày 17/5, sức khỏe của mẹ và em bé ổn định. Em bé được ở cùng mẹ. Mẹ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bé.

"Khi đón em bé ra đời, mọi người đều rất vui bởi vì trong tình trạng cấp cứu, trong điều kiện một số vật tư thiếu thốn nhưng cuộc mổ vẫn an toàn. Trong tương lai khi có nhiều bệnh nhân Covid-19 trở về, sẽ có thêm sản phụ cần cấp cứu, chúng tôi thực tế đã lên kế hoạch chuẩn bị, luôn luôn trong tư thế sẵn sàng, bác sĩ Hồng nói.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/09/2024

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới