Những thói quen khiến trẻ dậy thì sớm, "lùn một mẩu" mà cha mẹ ít lưu tâm
TS. BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Với trẻ nam ở tuổi lên 8 và trẻ nữ ở tuổi lên 9 dậy thì thì được gọi là dậy thì sớm. Việc dậy thì sớm ở trẻ dẫn tới nhiều ảnh hưởng về tâm sinh lý, khóa sụn xương, chậm tăng chiều cao... mà nguyên nhân lại chính thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học mà các cha mẹ không lưu tâm"
Ngoài yếu tố di truyền, chiều cao cân nặng của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày, môi trường sống, thói quen luyện tập thể dục thể thao...
Nếu cha mẹ muốn phòng tránh dậy thì sớm, cải thiện cân nặng chiều cao cho trẻ, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ tốt hơn. Theo đó cần giảm lượng protein, chất béo; tăng hoa quả; hạn chế thực phẩm đóng hộp.
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển cân nặng chiều cao của trẻ, trẻ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển, thì mới có đủ năng lượng để đạt chiều cao cân nặng chuẩn chỉ. Nếu quá ít trẻ sẽ suy dinh dưỡng, nhưng nếu quá nhiều trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Nhưng để những dưỡng chất đã hấp thu vào cơ thể tác động nhiều đến cân nặng chiều cao của trẻ, thì cha mẹ cần khuyến khích, tạo điều kiện để con luôn được vận động, việc tập thể dục, thể thao là điều rất cần thiết. Sở dĩ nên làm như vậy, vì sụn xương – yếu tố hình thành chiều cao của trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh hơn nếu trẻ được vận động.
Lối sống ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ, từ đó khiến chiều cao cân nặng của trẻ tăng trưởng kém hơn.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao cho trẻ như: đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo giãni như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang…
BS. Sơn nhấn mạnh: “Giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ mà nhiều cha mẹ không để ý. Nên cho trẻ đi ngủ trước 21h30, vì một giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 22h -13h sáng là lúc cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao nhất, rất có lợi với chiều cao của trẻ.
Trung bình trẻ sơ sinh ngủ khoảng 22 tiếng/ ngày, trẻ từ 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng/ ngày, trẻ từ 6-18 tháng ngủ 13-15 tiếng/ngày, trẻ từ 8 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng/ngày và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng /ngày. Với các trẻ lớn hơn thì cần ngủ đủ 8-9 tiếng /ngày.
Ngoài ra, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, để giúp cải thiện chiều cao cho trẻ, các mẹ vẫn nên cho con sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi có sự kết hợp với vitamin D3 và vitamin K2 để hấp thu tối ưu canxi vào cơ thể để đem lại hiệu quả bổ sung canxi tốt nhất, tránh các tác dụng không mong muốn khi bị dư thừa canxi.
Uyên Vũ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội