Nữ sinh lớp 6 bị rối loạn tâm lý khi chuyển cấp học

HÀ NỘI - Linh, học lớp 6, không giao tiếp, trốn người thân từ khi chuyển trường mới, phải điều trị tâm lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hết học kỳ một năm lớp 6, Linh chỉ nhận kết quả học tập trung bình, học kém ba môn Toán - Văn - Anh. Mẹ phát hiện Linh không ghi bài giảng trên lớp hoặc chữ viết rất khó đọc, còn sách giáo khoa vẽ hình người kỳ quặc. Ở nhà, em không nói chuyện, tránh người nhà, ở lỳ trong phòng hàng ngày và xem tivi, chơi điện thoại nhiều. Vì vậy, Linh bị mẹ mắng, song chỉ im lặng rồi khóc, còn người mẹ bất lực.

Tại Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, Linh cho biết không có bạn thân, không có bạn cũ cùng học ở tiểu học và cảm thấy khó khăn khi tham gia chơi cùng các bạn trong lớp. Các bạn trong lớp chia bè phái và nói xấu nhau. Linh không chơi cùng các bạn trong giờ nghỉ mà chỉ ngồi một mình, mối quan hệ với các bạn trong lớp ngày càng xấu.

Bên cạnh đó, chương trình ở bậc trung học cơ sở khác biệt, số lượng môn học tăng lên, thay đổi nhiều giáo viên hơn so với bậc tiểu học, yêu cầu trẻ phải viết nhiều và nhanh, tiếp thu nhiều kiến thức hơn khiến Linh không kịp thích nghi.

Trong gia đình, mẹ vừa sinh em bé thứ hai nên gia đình dành ít thời gian cho Linh hơn trước. Em cho biết có cảm giác bị bỏ rơi. Vì vậy, Linh chơi game và xem tivi để cảm thấy thoải mái, dành tiền ăn sáng bố mẹ cho để mua thẻ game nạp tiền.

Bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, cho biết Linh bị lo âu và rối loạn hành vi chạm ngưỡng. Quá trình điều trị kéo dài nhiều tuần, bác sĩ yêu cầu bố mẹ em cùng tham gia. Đến nay, Linh đã trở lại bình thường, hứng thú học tập hơn và chia sẻ với bố mẹ về những vấn đề của bản thân. Các buổi trị liệu cũng giúp bố mẹ Linh lắng nghe và có thêm thời gian cho con.

Bác sĩ Loan điều trị tâm lý cho một bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Loan điều trị tâm lý cho một bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Loan cho biết Linh là một trong rất nhiều học sinh phải điều trị tâm lý sau khi chuyển cấp học (cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3) do cảm thấy quá khó khăn, thử thách. Nhiều bố mẹ quan tâm con, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ khi thấy con bất thường.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình tự tìm cách giải quyết dựa trên bạo lực, xúc phạm trẻ bằng cách đánh, chửi mắng, sỉ nhục... khiến trẻ càng cảm thấy khó khăn, thu mình. Sau đó, các em tiếp tục trượt dài trong khó khăn, chán học, quậy phá, trở thành học sinh cá biệt, bỏ học, một số bỏ nhà đi hoặc tự tử.

Vì vậy, bác sĩ Loan khuyến cáo bố mẹ cần dành thời gian hơn cho con, gần gũi và hỗ trợ đúng cách, đặc biệt trong thời gian chuyển cấp để giúp trẻ thay đổi, thích nghi và bắt nhịp tốt với môi trường học mới. Nhà trường và giáo viên cũng cần có biện pháp hỗ trợ học sinh ứng phó với áp lực tâm lý trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

Chi Lê - Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/09/2024

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới