Phụ nữ mang thai lưu ý gì khi đi tiêm vaccine Covid-19

Theo Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mới của Bộ Y tế, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần và chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Các sản phụ cần được tư vấn kỹ trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Các sản phụ cần được tư vấn kỹ trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19.

Ngày 10/8, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3802/QĐ-BYT với những cập nhật mới của Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó có bổ sung về chỉ định vaccine ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên được tiêm vaccine phòng Covid-19 và thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng.

Bác sĩ sẽ giải thích nguy cơ - lợi ích với người được tiêm chủng, cân nhắc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai có thai kỳ trên 13 tuần khi lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai đồng ý sẽ ký cam kết và được tiêm vaccine, theo dõi sau tiêm tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Ngày 12/8, Bệnh viện Hùng Vương TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 140 thai phụ trên 13 tuần khi đến khám tại đây. Đây là một trong những bệnh viện đầu tiên trên địa bàn thực hiện tiêm chủng cho phụ nữ mang thai theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chia sẻ thông tin về lý do vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine phòng Covid-19, ThS, BS Nguyễn Hiền Minh, Đơn vị tiêm chủng Bệnh Viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2, nếu nhiễm thì mắc bệnh Covid-19 nặng (phải nhập khoa hồi sức tích cực ICU, can thiệp ECMO) và tỷ lệ tử vong cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc Covid-19 tăng nguy cơ gặp phải biến cố bất lợi cho thai kỳ như tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, mổ lấy thai khi sinh.

BS Nguyễn Hiền Minh cho biết, đến nay, có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine phòng Covid-19 đối với thai kỳ và tiếp tục được thu thập thêm để đánh giá toàn diện hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Hiệp hội sản phụ khoa Canada (SOGC) đều khuyến cáo: vaccine phòng Covid-19 có thể tiêm cho phụ nữ mang thai nếu lợi ích mang lại cao hơn rủi ro, đặc biệt với những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, không cần trì hoãn việc có thai ở phụ nữ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 và cũng không khuyến cáo bỏ thai nếu phát hiện có thai trong thời gian tiêm vaccine phòng Covid-19.

BS Hiền Minh lưu ý, phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng Covid-19 cần phải thăm khám bác sĩ sản khoa trước khi tiêm chủng. Bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá sức khoẻ của thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai, đánh giá nguy cơ - lợi ích tiêm vaccine phòng Covid-19 ở phụ nữ mang thai.

Với phụ nữ mang thai, vaccine được chỉ định là AstraZeneca, Pfizer, Moderna. Hướng dẫn mới của Bộ Y tế cũng chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. 

"Theo hướng dẫn, thai phụ tiêm vaccine phòng Covid-19 từ 13 tuần thai, nên hoàn tất mũi 2 của vaccine trước 36 tuần 6 ngày. Nếu không kịp hoàn tất lịch tiêm, mũi 2 sẽ được tiêm trong thời kỳ hậu sản. Với vaccine AstraZeneca, 2 mũi tiêm nên cách nhau tối thiểu 4 tuần, tốt nhất là 8-12 tuần; với vaccine Moderna, 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần và với Pfizer, 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần", BS Hiền Minh cho biết. 

Các sản phụ cũng lưu ý, lịch tiêm vaccine khác như vaccine uốn ván/bạch hầu – ho gà – uốn ván/cúm/viêm gan B phải cách ít nhất là 14 ngày trước khi tiêm vaccine Covid-19 và cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cần tiếp tục theo dõi chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 có thể gây ra một số hiện tượng bất thường về sức khỏe như các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng. Phụ nữ mang thai cần theo dõi những biến cố bất lợi sau tiêm chủng tương tự như những người được tiêm chủng khác.

LAM NGỌC

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới