Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với trẻ dưới 5 tuổi

NDO - Sinh non là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi. Hằng năm, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non trên thế giới, hay cứ 10 trẻ ra đời thì có 1 trẻ sinh non. Tại Việt Nam, số ca tử vong trẻ sơ sinh chiếm 60% trong tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) phát biểu tại Lễ hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) phát biểu tại Lễ hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)

 

Ngày 17/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế, UNICEF Việt Nam và Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ phối hợp tổ chức Chương trình Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non nhằm tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của cán bộ y tế trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân cũng như nâng cao nhận thức về những khó khăn của việc sinh non và nhấn mạnh về những rủi ro, hậu quả mà trẻ sinh non và gia đình các em phải đối mặt.

Nhân ngày này, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã nhân cao nhận thức về liệu pháp chăm sóc Kangaroo (KMC) với lời kêu gọi toàn cầu: “Cha mẹ ấp con chẳng rời, tuyệt vời liệu pháp ngay từ lúc sinh”.

Đây là liệu pháp đơn giản, không tốn chi phí, được thực hiện ngay sau khi trẻ chào đời bằng cách đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ và sau đó với người cha. Nó có lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời với cả trẻ và cha mẹ. Liệu pháp này đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, nhờ tiếp xúc da kề da liên tục và kéo dài giữa trẻ và cha hoặc mẹ. Lợi ích của KMC bao gồm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh tới 40%, cải thiện điều hòa thân nhiệt, ngăn nhiễm trùng, cải thiện khả năng tiết sữa, tạo điều kiện cho các tác động sinh lý, hành vi, tâm lý và phát triển thần kinh.

Chị Thái Thị Diễm Châu thực hiện da kề da với con gái sinh non tuần 29 theo phương pháp chăm sóc Kangaroo tại Bệnh viện Từ Dũ. Lúc mới sinh, bé nặng 500 gram. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)
Chị Thái Thị Diễm Châu thực hiện da kề da với con gái sinh non tuần 29 theo phương pháp chăm sóc Kangaroo tại Bệnh viện Từ Dũ. Lúc mới sinh, bé nặng 500 gram. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)

UNICEF đang hợp tác với Bộ Y tế để hỗ trợ và nhân rộng các can thiệp cứu sống trẻ sơ sinh trên khắp cả nước.

“Trọng tâm của chúng tôi là cứu nhiều sinh mạng trẻ em, bảo đảm các can thiệp được thực hiện ở mọi ngõ ngách ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi hỗ trợ ngành y xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em và nhân rộng các can thiệp giúp làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em”, ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình Vì sự sống còn, Phát triển của trẻ em và Môi trường thuộc UNICEF Việt Nam cho biết.

Hướng tiếp cận này bao gồm hoạt động xây dựng tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, nhẹ cân; đào tạo nâng cao nhận thức và cập nhật những kiến thức y học tiên tiến cùng các kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này cho cán bộ y tế và nhân viên cộng đồng, cung cấp cho các gia đình và cộng đồng thông tin về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ sinh non/nhẹ cân.

Chương trình trao quà cho các gia đình có trẻ sinh non. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)
Chương trình trao quà cho các gia đình có trẻ sinh non. (Ảnh: UNICEF Việt Nam)

 

Ông Muthu thông tin thêm, theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), năm 2022, khoảng 100 nghìn trẻ sơ sinh từ 7 tỉnh dự án do UNICEF hỗ trợ đã được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu và chăm sóc Kangaroo”.

Bên cạnh những thành tựu lớn, công chúng vẫn chưa hiểu đầy đủ về những thách thức mà trẻ sinh non và gia đình các bé phải đối mặt. Vì vậy, Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non cũng là cơ hội để nhấn mạnh những phương pháp thực hành được khuyến nghị đối với từng nhân viên y tế và bậc cha mẹ để giảm hơn nữa tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, bao gồm cải thiện việc phát hiện sớm trong thai kỳ, thúc đẩy các lựa chọn điều trị y tế tiên tiến, trao quyền cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới