Tiêu đàm, giảm ho cho trẻ khi giao mùa
Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh thất thường khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp đi kèm triệu chứng ho có đàm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ho có đàm gây cảm giác khó chịu cho bé, nhất là khi thời tiết giao mùa khiến tình trạng này có thể trầm trọng hơn. Bố mẹ xót xa mỗi khi con ho từng cơn và tìm nhiều cách chữa ho đàm dứt điểm.
Nắm rõ các yếu tố quan trọng trong phòng, điều trị ho có đàm hỗ trợ cho bố mẹ chăm con tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh.
Xác định nguyên nhân
Ho có đàm là cơn ho kèm theo dịch nhầy, thường xuất hiện ở người cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi đàm ứ đọng lại quá nhiều, bé có biểu hiện nôn trớ, thở khò khè thành tiếng hoặc thở vất vả.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đàm, phổ biến là thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa trời chuyển lạnh, nhiệt độ môi trường giảm mạnh. Sức đề kháng yếu nên trẻ có thể nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang và ho có đàm kéo dài.
Xót xa, lo lắng là cảm xúc chung của nhiều bậc phụ huynh khi chứng kiến con khó chịu, mệt mỏi mà nguyên nhân đến từ những cơn ho, nhất là ho đàm kéo dài. Điều này khiến trẻ không thoải mái sinh hoạt, vui chơi, những phút giây hạnh phúc của gia đình cũng chẳng thể trọn vẹn.
Xử trí khi trẻ ho có đàm
Phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng để chăm sóc con, giảm đi phần nào cảm giác khó chịu cho trẻ khi bị ốm. Tìm cách tiêu đàm cho con nhanh chóng là việc cần ưu tiên. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng thuốc trị ho cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên nhờ bác sĩ tư vấn, chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ nghiên cứu lâm sàng trong trị dứt điểm ho đàm.
Phụ huynh có thể cân nhắc sản phẩm thuốc dạng gói với hương vị trái cây dễ uống, bảo quản tiện lợi, cho trẻ mang theo đi học hoặc đi du lịch. Dạng gói cũng dễ dùng với định lượng được chia sẵn mỗi lần uống, giúp phụ huynh, người chăm sóc dễ dàng theo dõi trẻ uống thuốc.
Đối với bé có triệu chứng ho nhưng vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hay bỏ ăn, bố mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà song hành cùng giảm đàm ho. Không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.
Xây dựng, thực hiện đều đặn một số thói quen có lợi như giữ ấm cho trẻ với trang phục phù hợp; cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước ấm để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bố mẹ có thể cung cấp vitamin C bằng nước chanh, nước cam ấm và cho trẻ súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để vệ sinh họng sạch. Những biện pháp này có thể giúp tiêu đàm, giảm ho, tăng sức đề kháng và diệt vi khuẩn gây bệnh.
Thay đổi một số thói quen không có lợi như tắm cho trẻ quá lâu, tiếp xúc với bụi, gió lạnh hay ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, tham gia hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trên đây là lưu ý quan trọng để tiêu đàm, giảm ho cho trẻ nhỏ tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo, giúp trẻ nhỏ giảm ho đàm, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa từ hạ sang thu hoặc đông sang xuân
Ngọc An (Theo Healthline, Medicalnewstoday)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội