Vết thương nhỏ khiến em bé nhiễm trùng uốn ván

SƠN LA - Em bé 12 tuổi đi chăn bò giẫm phải đinh, chân chảy máu song không sơ cứu, sau đó lên cơn co giật, cứng toàn thân, cứng hàm.

Bé được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu ngày 1/4, bác sĩ Phạm Thu Hường, Trưởng khoa Nhi, chẩn đoán bé bị nhiễm trùng uốn ván giai đoạn toàn phát, tiên lượng nặng. Bệnh nhân được điều trị thuốc huyết thanh kháng uốn ván, thở máy, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, an thần liều cao, chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân uốn ván thường phải điều trị kéo dài, tốn nhiều chi phí do phải thở máy, dùng nhiều phương tiện, thuốc men đắt tiền.

Bệnh nhi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vi khuẩn uốn ván tên khoa học là Clostridium tetani, nằm trong đất, cát bẩn, xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trầy xước. Bệnh nhân thường là người lao động chân tay, người bị dằm, gai đâm, người tai nạn giao thông có vết thương dính bùn đất mang vi khuẩn, trẻ sơ sinh có mẹ không chích ngừa uốn ván khi mang thai, sinh nở tại nhà dùng dụng cụ cắt rốn không vô trùng...

Triệu chứng của bệnh ban đầu thường là mỏi hàm, cứng hàm, nuốt khó, sau đó co cứng cơ toàn thân, lan xuống tay, bụng, ngực, cổ, giống như chuột rút toàn thân, khó thở... Nặng hơn có thể co giật toàn thân, co thắt người.

Bệnh dễ gây nhầm lẫn, một số bệnh nhân có thể nhập viện trễ do tìm đến khám một vài chuyên khoa như Tiêu hóa (do nuốt khó), Răng Hàm Mặt (do mở hàm khó khăn), Cơ Xương Khớp (vì đau nhức co cứng khắp người), Nội Thần kinh (vì nghĩ đột quỵ)...

Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tình trạng bệnh càng nặng và diễn biến xấu rất nhanh. Nhiều nước trên thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong 30-50%. Bệnh uốn ván cũng có thể gây biến chứng "rối loạn thần kinh thực vật", mạch huyết áp dao động bất thường, liên tục, có khi sốt cao, sốt ác tính, dẫn đến tử vong.

Bệnh uốn ván có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách tiêm vaccine.

Bác sĩ khuyến cáo không nên chủ quan với các vết thương trên cơ thể. Nếu vết thương nhỏ, cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.

Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bẩn, người dân cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời. Tiêm vaccine uốn ván là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/09/2024

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới