Vì sao thế giới tăng cường tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em?

Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang chuẩn bị tiêm phòng cho trẻ em.

Trẻ em cũng có nguy cơ lây nhiễm virus cao

Sở dĩ các nước đẩy mạnh tiêm chủng cho trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên (từ 18 tuổi trở xuống) vì đã có nhiều dữ liệu nghiên cứu chỉ ra đây là vấn đề cần thiết.

Theo dữ liệu từ Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trong tháng 9 vừa qua, số ca nhiễm ở trẻ em tăng đỉnh điểm khi nhiều trường học bắt đầu cho học sinh trở lại trường và biến chủng Delta lan rộng.

Từ đầu đại dịch tới nay, Mỹ ghi nhận 6 triệu trẻ nhỏ/vị thành niên dương tính với Covid-19, trong đó, riêng tháng 9 có tới 1,1 triệu ca nhiễm.

Dữ liệu trên được Viện hàn lâm Nhi khoa thu thập từ từng bang tại Mỹ và mỗi bang có định nghĩa về trẻ em/vị thành niên khác nhau. Một số bang coi cả thanh niên 19 tuổi thuộc nhóm đối tượng này.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tuy tỉ lệ trẻ nhiễm Covid-19 bị chuyển biến nặng hoặc tử vong vẫn thấp nhưng so với các tháng khác, tỉ lệ trẻ từ 15 tuổi trở xuống tử vong vì Covid-19 trong tháng 9 cao đỉnh điểm (41 trẻ).

Hoạt động tiêm chủng phòng Covid-19 cho học sinh tại trường THPT thuộc thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Global Times
Hoạt động tiêm chủng phòng Covid-19 cho học sinh tại trường THPT thuộc thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Global Times

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí các bệnh lây nhiễm do nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Bệnh viện phụ nữ, Đại học Harvard… thực hiện, chỉ ra trẻ nhỏ/vị thành niên có tải lượng virus và mức độ virus SARS-CoV-2 sao chép rất cao.

Trong khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến chủng, trẻ nhiễm virus vừa có thể lan truyền các biến chủng hiện tại như người lớn, vừa là nơi biến chủng mới phát triển.

"Trẻ em mắc Covid-19, ngay cả khi không có triệu chứng, cũng có thể lây nhiễm và mang các biến thể SARS-CoV-2. Những biến thể này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine như những gì đang diễn ra ở biến thể Delta”, bà Lael Yonker, bác sĩ nhi, chuyên khoa phổi tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, lưu ý.

Qua phân tích, các nhà nghiên cứu kêu gọi chính phủ cần nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của Covid-19 với trẻ nhỏ và nên thực hiện chương trình xét nghiệm rộng hơn với trẻ em, coi đây là một phần trong trọng trong “cuộc chiến” chống Covid-19.

Trước khi biến chủng Delta xuất hiện, virus SARS-CoV-2 ít lây nhiễm sang trẻ nhỏ, chủ yếu tập trung ở người cao tuổi.

Các nước tiêm vaccine cho trẻ em như thế nào?

Từ tháng 5, Mỹ và Canada là những nước đầu tiên trên thế giới tiêm phòng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, sử dụng vaccine Pfizer.

Gần đây, chính quyền liên bang Mỹ tiếp tục thông báo tới thống đốc các bang, yêu cầu chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi từ khoảng đầu tháng 11 tới.

Ngày 7/10, Pfizer and BioNTech đã nộp đơn lên Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng Covid-19 đối với trẻ từ 5-11 tuổi. Uỷ ban cố vấn của FDA sẽ bàn về vấn đề này vào ngày 26/10 tới.

Tại Châu Âu, việc tiêm chủng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên được khởi động từ tháng 5 ngay khi Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer cho đối tượng này.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao khi Mỹ mở cửa cho trẻ tới trường
Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao khi Mỹ mở cửa cho trẻ tới trường

Các nước trong khối như Pháp, Hà Lan, Đức, Italia đều xây dựng thủ tục nhanh gọn để thanh thiếu niên tiêm phòng mà không cần đặt lịch trước nhưng hầu hết đều yêu cầu phụ huynh phải đồng ý trước khi tiêm cho trẻ em.

Tại Anh, nước này đang hiện thực hoá mục tiêu tiêm ít nhất một mũi vaccine cho toàn bộ nhóm người 16-17 tuổi. Với nhóm từ 12-15 tuổi, chỉ ưu tiên tiêm cho những người có hệ miễn dịch yếu hoặc người bị các chứng bại não, tự kỷ, động kinh...

Tại Trung Quốc, nước này đã tiêm đầy đủ mũi vaccine cho 91% học sinh cấp trung học từ 12 đến 17 tuổi bằng 2 loại vaccine của Sinopharm và Sinovac.

Ở Hàn Quốc, nước này cũng đang nỗ lực tiêm chủng đầy đủ cho học sinh trung học phổ thông trước khi kỳ thi đại học quốc gia diễn ra vào ngày 18/11.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 cho 95% trong tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trên cả nước.

Trước đó, Bộ Y tế đã thỏa thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi và phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vaccine này trong quý 4-2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới