Hiệu quả điều trị kháng HIV ngay khi trẻ chào đời
Phát hiện này, mặc dù được thực hiện với mẫu nhỏ nhưng đáng chú ý ở Botswana, có thể đem lại hiệu quả chăm sóc cho các trẻ em nhiễm virus HIV từ trong bụng mẹ ở châu Phi và các khu vực khác. Phát hiện này cũng có thể đưa ra câu trả lời cho các nhà khoa học trong việc điều trị sớm HIV.
Tại Botswana, các nhà khoa học đã làm thử nghiệm với khoảng 40 trẻ sơ sinh có HIV. Theo đó, 40 trẻ có HIV được điều trị ART trong vài giờ đầu tới vài ngày sau khi chào đời và theo dõi các em bé này trong vòng hai năm.
Hôm 27-11, các nhà khoa học thông báo kết quả so sánh giữa 10 trẻ sơ sinh có HIV được điều trị từ ATR rất sớm với 10 trẻ sơ sinh có HIV được điều trị theo cách truyền thống vài tháng sau sinh.
Ở cả hai nhóm bệnh nhân, virus HIV đều nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng nhóm trẻ em được điều trị từ rất sớm sau sinh có lượng virus HIV dự trữ trong máu nhỏ hơn, đồng thời có thêm những lợi ích khác như chức năng của một số phần trong hệ miễn dịch bình thường hơn.
Các nhà khoa học đã tìm ra những giới hạn của phương pháp điều trị rất sớm về việc làm thế nào HIV xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh, khả năng tự thu nhỏ để có thể ẩn náu, sẵn sàng phục hồi nếu những đứa trẻ đó ngừng uống thuốc điều trị.
Cho tới nay, việc cho các bà mẹ có HIV mang thai uống thuốc kháng HIV có thể ngăn chặn virus này xâm nhập vào đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Đây là một bước điều trị giúp giảm đáng kể số trẻ em chào đời có virus HIV trên toàn thế giới.
Theo ước tính, mỗi ngày tại khu vực hạ Sahara châu Phi có khoảng 300 đến 500 trẻ sơ sinh có HIV chào đời.
Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng việc điều trị cho trẻ sơ sinh có HIV ở những tuần đầu tiên, tháng đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng, bởi vì hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương trước virus HIV.
Nhưng quá trình điều trị cho một trẻ sơ sinh được đặt tên là “em bé Mississippi” đã đặt ra một câu hỏi quan trọng: Có nên bắt đầu điều trị sớm hơn không? Bé gái này đã được điều trị kết hợp ba loại thuốc trong vòng 30 giờ sau khi sinh vào tháng 7-2010. Tại thời điểm đó, phương pháp này được cho là rất bất thường. Gia đình của bé gái đã bỏ điều trị khi bé mới chập chững biết đi – dù virus HIV trong cơ thể của bé vẫn giảm đáng kể trong 27 tháng trước khi bé gái bị tái phát và bắt đầu điều trị lại trở lại.
Từ kinh nghiệm có được trong quá trình điều trị bé Mississippi, Hội đồng Y tế quốc gia Mỹ đã hỗ trợ các bác sĩ đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác, trong đó có ghiên cứu tại Botswana.
Dù không tham gia vào nghiên cứu tại Botswana nhưng giúp đánh giá trường hợp của bé Mississippi, bác sĩ Deborah Persaud, chuyên khoa HIV tại Đại học John Hopkins đánh giá rằng phát hiện mới trong phương pháp điều trị HIV sớm là rất khích lệ.
“Nghiên cứu đã chỉ ra những điều mà chúng tôi đã giả thuyết xảy ra trong cơ thể bé Mississipi, rằng điều trị từ rất sớm thực sự ngăn chặn được sự hình thành các tế bào dự trữ vốn đang là rào cản để xóa bỏ virus HIV”, bác sĩ Persaud nói.
Song bà cũng nhấn mạnh rằng “việc điều trị từ rất sớm là rất quan trọng, nhưng việc ngăn chặn (từ trong bào thai) vẫn là ưu tiên hàng đầu”.
Theo đồng tác giả nghiên cứu, bác sĩ Roger Shapiro, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Harvard, tại Mỹ, châu Âu và Nam Phi, việc kiểm tra những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao với virus HIV khi sinh là rất phổ biến. Nhưng ở hầu hết quốc gia thu nhập thấp, trẻ sơ sinh không được kiểm tra cho đến khi được bốn đến sáu tuần tuổi.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ sơ sinh có HIV phải nhận được ART trong vòng vài tuần sau khi sinh để ức chế virus, nhưng điều này có thể nhanh chóng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và gây tử vong.
Bác sĩ Shapiro cho rằng, phương pháp điều trị rất sớm mặc dù không phải là một phương pháp chữa khỏi bệnh, nhưng có thể được kết hợp với các biện pháp can thiệp khác như một phần của nghiên cứu phương pháp chữa trị HIV.
Mặc dù vậy, nghiên cứu mới vẫn chưa giải quyết được câu hỏi lớn là liệu sự sụt giảm lượng virus HIV dự trữ có đủ để tạo ra những khác biệt lâu dài hay không. Để tìm ra câu trả lời, các nhà nghiên cứu cho hay, vào năm tới sẽ tiếp tục điều trị cho những em bé này các kháng thể thử nghiệm được thiết kế để giúp kiểm tra lượng virus HIV và xem những em bé này sẽ thích ứng thế nào khi tạm dừng thuốc kháng virus HIV.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?