Bệnh bạch hầu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Ở nước ta đã từ lâu không còn dịch hạch hầu do công tác tiêm chủng tốt, hàng năm bệnh chỉ xuất hiện rải rác vài trưởng hợp chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, từ năm 2015 đến nay, Viện Pasteur Nha Trang ghi nhận bệnh bạch hầu đã xuất hiện tại thôn 8B, xã Phước Lộc, huyện Phuc Sơn, tỉnh Quảng Nam với 13 trường hợp (trong đó có 8 nam, 5 nữ, đa số bệnh nhân từ 2 - 45 tuổi, và đã có 3 người tử vong.
Vì vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác. Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Ngoại độc tố này cực kỳ mạnh, vì vậy, bệnh bạch hầu vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất cấp cứu. Cấp tính bởi xảy ra rất nhanh và cấp cứu bởi không phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh có thể nguy kịch, tử vong (bạch hầu cấp gây viêm cơ tim cấp và suy tim cấp; bạch hầu thanh quản gây ngạt thở cấp tính, gây suy hô hấp cấp).
Đường lây truyền của vi khuẩn bạch hầu là theo đường hô hấp do người bệnh, người lành mang vi khuấn bạch hầu, và phát tán vi khuẩn vào không khí, người lành hít phải, nếu chưa có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu, sẽ mắc bệnh (ngay cả người lớn Vi khuẩn bạch hầu còn lây lan bởi các dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt, quần áo, chăn màn, khăn mặt của trẻ bị bệnh).
Nhận biết bệnh bạch hầu Có 2 loại (thể) bệnh bạch hầu chính.
Loại một hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi. Ở loại này, thời kỳ nung bệnh khoảng vài ba ngày, sau đó có sốt nhẹ, số mũi, viêm họng, nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà (giả mạc), xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng rất khó bóc tách, nếu có bóc tách sẽ chảy máu. Giả mạc phát triển rất nhanh ở amiđan. Người bệnh có biểu hiện nhiễm độc tố (da xanh tái, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm).
Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi, nếu không phát hiện và điều trị ngay, loại này sẽ tiến triển thành loại bạch hầu thanh quản, niêm mạc thanh quản bị bao phủ bởi một lớp giả mạc gây khó thở cấp, dẫn đến suy hô hấp (thường ví là chết đuối trên cạn).
Loại thứ hai là bạch hầu ác tính (bạch hầu cấp), xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, thứ 3, với các triệu chứng sốt cao (39 – 40ºC) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch góc hàm sưng to, đau làm cổ banh ra.
Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở, khan tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng (tử vong). Xét nghiệm giả mạc bằng phương pháp nhuộm Gram sẽ cho thấy vi khuẩn bắt màu Gram, hình chùy, hai đầu bắt màu đậm. Những trường hợp nghi ngờ có biến chứng ngoài triệu chứng lâm sàng có thể làm điện tim, siêu âm tim... Các biến chứng của bệnh bạch hầu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực mạnh cho nên khi bị mắc bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.
Khi vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tốc chúng sẽ đi vào máu để đến khắp cơ thể, đến tim làm tổn thương cơ tim (viêm cơ tim) gây suy tim cấp, đến tổ chức thần kinh gây viêm thần kinh. Biến chứng suy tim cấp có thể xảy ra vào thu kỳ bệnh toàn phát thậm chí xảy ra muộn hơn sau vài tuần khi bệnh bạch hầu đã khỏi (hết sốt, hết hết giả mạc... nếu viêm cơ tim cấp xảy ra sớm, tình trạng bệnh nhân sẽ rất nguy kịch.
Với biến chứng viêm dây thần kinh thường là các dây thần kinh vận động ngoại biên, có thể gây liệt các dây thần kinh, liệt cơ các chi, suy hô hấp.
Có thể điều trị được bệnh bạch hầu
Tuy bệnh bạch hầu nguy hiểm như vậy nhưng hoàn toàn có thể điều trị được, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Nguyên tác điều trị là dùng kháng huyết thanh chống vi khuẩn bạch hầu để trung hòa ngoại độc tố của chúng tiết ra. Kháng sinh vẫn còn có tác dụng tốt, trong đó có penicillin, erythromyxin. Cho đến nay chưa thấy công bố nào nói đến vi khuẩn bạch hầu kháng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó cần theo dõi lâm sáng, điện tim, siêu âm tim và nâng thể trạng cho người bệnh.
Phòng bệnh
Điều thuận lợi nhất là chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả bấy lâu nay nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy vậy, để đảm bảo không có người mắc bệnh và không có dịch xảy ra, cần làm thể nào để không bỏ sót tất cả mọi đối tượng trong diện được tiêm chủng vắc xin bạch hầu.
Hiện nay cần quan tâm đặc biệt các vùng dân cư sống gần biên giới Việt - Lào. Người lớn nếu chưa có miễn dịch cũng cần được tiêm phòng, nhất là trong các gia đình có trẻ bị bạch hầu. Khi có người mắc bạch hầu cán cách ly không cho tiếp xúc với người lành và đeo khẩu trang.
Người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh cần được sử dụng kháng sinh dự phòng. Cần vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng, dụng cụ mà người bệnh đã sử dụng nên có chất sát khuẩn (cloraminB) để tẩy các dụng cụ, sàn nhà, quần áo chăn, màn, của người bệnh.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
TC Thuốc và Sức khoẻ (536)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?