Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

10:39 06/05/2020 - Phòng bệnh
Vàng da xảy ra khi có sự gia tăng của bilirubin trong máu. Điều này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vàng da bao gồm vàng ở da và mắt, ngủ nhiều, bú kém… Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vàng da bằng thăm khám và làm xét nghiệm máu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vàng da là gì?

Vàng da là tình trạng da có biểu hiện màu vàng. Vàng da xảy ra khi bilirubin tích tụ trong máu. Thông thường, bilirubin đào thải ra khỏi cơ thể bằng mật qua đường ruột. Nếu gan không thể chuyển hóa các bilirubin đủ nhanh, em bé có thể xuất hiện bệnh vàng da.

Vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường xuất hiện trong tuần đầu tiên của cuộc sống.

Nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến nhất của vàng da ở trẻ sơ sinh là "vàng da sinh lý". Điều này có thể xảy ra bởi vì trẻ sơ sinh:

  • Sản xuất bilirubin nhiều hơn trẻ lớn và người lớn vì các tế bào hồng cầu của trẻ bị phá vỡ nhanh hơn 
  • Có thể có tăng bilirubin máu vì gan trẻ chưa thể thải trừ kịp. 

Các nguyên nhân khác của bệnh vàng da bao gồm:

         - Sinh non

         - Bú kém hoặc bú sữa không đủ

         - Nhiễm trùng máu hoặc đường tiết niệu 

         - Bất đồng nhóm máu mẹ con

         - Bệnh lý tuyến giáp

         - Các vấn đề gan, ruột hoặc đường ruột (hiếm gặp)

         - Bệnh di truyền như thiếu hụt G6PD (hiếm gặp).

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vàng da

Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh vàng da là vàng ở da và mắt. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngủ nhiều
  • Bú kém
  • Phân đen trong một thời gian dài sau khi sinh so với trẻ sơ sinh không có vàng da.

Vàng da được chẩn đoán như thế nào

Tại Canada và một số quốc gia, tất cả trẻ em được làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ bilirubin trong vòng 24 giờ sau sinh ra và trước khi rời khỏi bệnh viện. Tại thời điểm đó, phụ huynh sẽ được tư vấn là em bé cần phải điều trị bệnh vàng da hay cần lặp lại xét nghiệm máu để theo dõi vàng da.

Nếu bé có  biểu hiện vàng da sau khi rời khỏi bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra mức độ bilirubin.

Nếu mức độ bilirubin cao, bác sĩ sẽ cho  bé nhập viện để điều trị.

Nếu xét nghiệm cho thấy rằng mức độ cao vừa phải nhưng đến mức cần điều trị, bác sĩ sẽ sắp xếp lần khám tiếp theo có lặp lại xét nghiệm máu.

Nếu bác sĩ nghĩ rằng có thể có một nguyên nhân phức tạp hơn gây ra vàng da, Bác sĩ có thể quyết định làm thêm các xét nghiệm.

Điều trị vàng da như thế nào

Chiếu đèn

Chiếu đèn có nghĩa là "điều trị bằng ánh sáng". Ánh sáng chuyển hóa bilirubin thành một dạng có thể được đào thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.

  1. Một số bệnh viện cũng sử dụng "chăn bili" - một tấm chăn đặt dưới lưng của bé - như một cách để điều trị vàng da của bé bằng ánh sáng.Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cởi quần áo em bé, che bảo vệ đôi mắt và đặt bé trong một lồng ấp (lồng ấp bé). Các lồng ấp sẽ giữ ấm cho bé khi không mặc quần áo.
  2. Ánh sáng sẽ được đặt ở trên và đôi khi ở mặt bên lồng ấp.
  3. Da và máu của bé sẽ hấp thụ các sóng ánh sáng và chuyển đổi bilirubin thành dạng tan trong nước, từ đó cơ thể có thể đào thải nó.

Chiếu đèn khá an toàn, nhưng nó không có nghĩa là ít thời gian cho tiếp xúc da kề da giữa trẻ và bạn. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn giới hạn thời gian bú trong 30 phút để bé có thời gian chiếu đèn càng nhiều càng tốt.

Cho bú

Tăng cường bú sữa cũng giúp điều trị bệnh vàng da. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé bú thêm sữa công thức ngoài việc cho bú mẹ bình thường. Nếu vàng da nặng, em bé có thể cần một đường truyền tĩnh mạch để đưa dịch vào tĩnh mạch.

Các biến chứng của bệnh vàng da

Hầu hết các em bé bị vàng da không có bất kỳ biến chứng lâu dài nào. Một số ít em bé bị vàng da nặng có thể tiến triển đến một bệnh lý gọi là vàng da nhân, nhưng rất hiếm. Vàng da nhân có thể dẫn đến tổn thương lâu dài ở não, khiếm thính và các vấn đề về phát triển vận động. Nhân viên y tế cần rất thận trọng trong theo dõi và điều trị bệnh vàng da để tránh vàng da nhân.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh vàng da

Cho bé bú ít nhất mỗi ba giờ trong hai tuần đầu sau sinh. Mẹ có thể cho bé bú thường xuyên hơn, ví dụ mỗi hai giờ, nếu bé có vẻ đói. Đừng để bé quá ba giờ mà không được bú cho đến khi bác sĩ bảo có thể làm như vậy (thông thường là bé đã lấy lại được cân nặng lúc sinh vào khoảng hai tuần).

Khi nào đi khám bác sĩ về bệnh vàng da

Đi khám bác sĩ nếu bé:

  • Xuất hiện vàng da nhiều hơn (màu vàng)
  • Không bú tốt
  • Có dấu hiệu mất nước như khô môi.

Gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất nếu:

  • Bé li bì, không hoạt động hoặc khó đánh thức để cho bú
  • Bé nôn mửa
  • Bé có sốt
  • Vàng da ngày càng nghiêm trọng.

Theo Tạp chí DMP.

Link tham khảo: http://www.aboutkidshealth.ca/En/HealthAZ/ConditionsandDiseases/Symptoms/Pages/Jaundice-in-newborns.aspx

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Phòng bệnh - 27/12/2024

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới