Cách chăm sóc F0 là trẻ nhỏ, người cao tuổi tại nhà
Câu hỏi: Chồng tôi nhiễm Covid-19 và đang điều trị tại nhà. Hiện có con nhỏ 8 tuổi và mẹ tôi năm nay 60 tuổi đã bị lây. Tôi cần lưu ý gì chăm sóc cho mẹ và con nhỏ?
Trả lời:
Quyết định 4156/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã hướng dẫn cách chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà:
Chăm sóc F0 là trẻ nhỏ
Trong trường hợp trẻ nhỏ trở thành F0, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hãy bình tĩnh và tự tin vào khả năng chăm sóc trẻ.
Quá trình chăm sóc cần để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là khóc hoặc cáu quá mức; lo lắng hoặc buồn thái quá; thói quen ăn uống hoặc ngủ không lành mạnh; dễ cáu và hành vi "cư xử không đúng đắn" ở thanh thiếu niên; kết quả học tập kém hoặc trốn tránh tham gia học trực tuyến; khó chú ý và tập trung; bỏ tham gia các hoạt động trẻ từng thích trước đây; nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân; uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác (đối với trẻ lớn).
Theo đó, cha mẹ cần lưu ý những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con như tâm sự, trấn an con về dịch Covid-19; giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch Covid-19. Trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ.
Bên cạnh đó, gia đình cần hạn chế nói chuyện về những tin tức Covid-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi. Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…
Chăm sóc F0 là người cao tuổi
Người cao tuổi có nguy cơ mắc tình trạng nghiêm trọng khi mắc Covid-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng cao.
Người cao tuổi và người chăm sóc cần biết theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.
Thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900 Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Bảo đảm ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
F0 là người cao tuổi cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý và sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc). Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường tuỳ theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.
PV
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Phòng bệnh - 24/10/2024
Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Phòng bệnh - 22/10/2024
Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Phòng bệnh - 11/10/2024
Tiền mất tật mang vì tiêm khớp gối
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách nào phòng bệnh gút?
Phòng bệnh - 08/10/2024
Cách nào phòng bệnh gút?