Hiểu nhầm trong sơ cứu đột quỵ

Theo VnExpress 04:22 07/01/2021 - Phòng bệnh
Nhiều người sơ cứu đột quỵ sai cách khi uống viên an cung ngưu, đánh cảm, uống thuốc hạ áp… trong khi cần đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.

Uống viên an cung ngưu hoàng hoàn

Nhiều gia đình quá tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu từ quảng cáo của viên thuốc an cung nên trì hoãn thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện, mất cơ hội điều trị. Trong khi đó, cấp cứu đột quỵ quan trọng nhất là thời gian phát hiện và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời "giờ vàng", tức 3-6 giờ đầu kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ.

Bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết rất nhiều bệnh nhân đột quỵ uống thuốc an cung trước khi đến bệnh viện. Viên thuốc làm bệnh nhân mất cơ hội chẩn đoán và điều trị, làm thay đổi các dấu hiệu bệnh, rối loạn quá trình đông máu của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp bị xuất huyết não.

Bên cạnh đó, trong thành phần thuốc an cung có kim loại nặng gây nguy hại cho cơ thể người bệnh. Khi đó, bác sĩ vừa điều trị đột quỵ, vừa điều trị nhiễm độc kim loại, quá trình điều trị khó khăn, tốn kém.

Ép tim lồng ngực khi chưa có chỉ định

CPR là biện pháp ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng để cấp cứu người ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở), không áp dụng cho đột quỵ. Nếu người đột quỵ không bị ngừng tuần hoàn, áp dụng CPR để cấp cứu không giúp cải thiện tình trạng đột quỵ, ngược lại làm mất thời gian vàng để cấp cứu, có thể gây tổn thương nặng hơn.

Theo bác sĩ Thảo, phương pháp ép tim ngoài lồng ngực cần có tư vấn của nhân viên y tế. Trong trường hợp khẩn cấp, người sơ cứu cần bắt mạch ở cổ người bệnh, chỉ áp dụng CPR khi mạch không đập, người bệnh mất ý thức, không thở.

Bác sĩ Thảo kiểm tra khả năng vận động của người bệnh đột quỵ. Ảnh Chi Lê.
Bác sĩ Thảo kiểm tra khả năng vận động của người bệnh đột quỵ. Ảnh Chi Lê.

Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp

Trước khi xảy ra đột quỵ, một số người thường cảm thấy mệt, choáng váng, đau đầu... Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm, tăng huyết áp. Vì vậy một số người áp dụng biện pháp đánh cảm, cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp.

Theo bác sĩ Thảo, đây là phương pháp sơ cứu sai lầm. Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp không đúng bệnh lý hoặc trích nặn máu, đều có tác hại tới cơ thể người đột quỵ. Trong đó, đột ngột hạ áp gây thiếu máu não, phù não tăng đột ngột, huyết áp quá thấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Vì vậy, bác sĩ Thảo khuyến cáo nên nằm nghỉ ngơi ngay và gọi người nhà đưa đi cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ như mệt, liệt, tê chân tay, méo mặt, nói khó, nói ngọng...

"Cách tốt nhất là chuyển bệnh nhân tới bệnh viện, gọi cấp cứu sớm. Người nhà không nên áp dụng các biện pháp sơ cứu hay cho bệnh nhân uống thuốc để tránh làm nặng thêm tình trạng đột quỵ", bác sĩ Thảo nhấn mạnh.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Phòng bệnh - 24/10/2024

Giao mùa, trẻ viêm màng não nhập viện tăng mạnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới