Xử trí khi bị viêm da sau lũ

Theo VnExpress 11:35 24/10/2020 - Phòng bệnh
Tránh tiếp xúc với nước lũ, dùng sản phẩm bôi có chứa corticoid làm giảm triệu chứng ngứa trên da khi chưa thể đến bệnh viện.

Bác sĩ Lê Thị Mai, Phó Trưởng Phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết nước lũ có thể khiến người tiếp xúc và ngâm lâu ngày mắc các bệnh về da như viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm da, bệnh ngoài da do chấn thương và các bệnh ngoài da do côn trùng cắn... Trong khi đó, lũ lụt khiến mọi người khó khăn tiếp cận các cơ sở y tế chuyên khoa và thuốc men.

Bác sĩ Mai khuyến cáo người dân dùng ủng và găng tay cao su nhằm hạn chế da tiếp xúc với nước bẩn, tránh để bệnh về da trở nặng hơn. Cơ thể, quần áo bẩn và ga giường cần được vệ sinh, giặt ngay khi có nước sạch, không mặc quần áo ẩm. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và dung dịch vệ sinh có cồn, vệ sinh tất cả vết cắt và trầy xước bằng dung dịch sát khuẩn sau đó băng lại ngay. Đây là những cách đơn giản nhất để giảm tình trạng bệnh da trong khi người dân chưa thể tiếp cận với cơ sở y tế để điều trị.

Với hai nhóm bệnh là viêm da và một số bệnh da do côn trùng, bác sĩ Mai khuyên sử dụng các sản phẩm bôi chứa corticoid (thuốc kháng viêm) và một số sản phẩm làm dịu da để giảm các triệu chứng ban đầu theo tư vấn của nhân viên y tế. Với bệnh nấm da, tránh mặc quần áo ẩm và không sử dụng các sản phẩm chứa corticoid. Người mắc bệnh viêm da tiếp xúc không được sử dụng cồn iot. Không nên sử dụng các loại lá hoặc thuốc lá, sản phẩm không rõ nguồn gốc vì có thể làm cho bệnh thêm nặng.

"Quan trọng nhất là làm sạch vùng tổn thương bằng nước sạch khi chưa có các loại thuốc chuyên dụng", bác sĩ Mai nhấn mạnh.

Tại nhà có sẵn các sản phẩm làm dịu da như kem dưỡng ẩm để làm dịu khi bị viêm da. Ngoài ra, băng gạc cũng rất thiết yếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, đặc biệt trong mùa lũ, để xử trí vết thương ban đầu khi chưa thể đến cơ sở y tế ngay.

Ngoài da liễu, mọi người có thể gặp các bệnh về hô hấp do môi trường ẩm, điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh, cơ thể suy giảm sức khỏe, bệnh tiêu hóa... Bác sĩ Mai khuyến cáo nên vệ sinh kỹ vết thương, không sử dụng nước ngập vào nhà hoặc nước giếng mà dùng nước máy để làm sạch cơ thể.

Bác sĩ Mai khuyến cáo tới cơ sở y tế ngay khi có điều kiện để được điều trị kịp thời. Tránh coi thường các bệnh về da, không chữa trị gây biến chứng. Một bệnh da rất nhỏ cũng có thể bùng phát triệu chứng toàn thân rất nặng nề khi nhiễm trùng.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Phòng bệnh - 08/10/2024

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Phòng bệnh - 04/10/2024

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Phòng bệnh - 02/10/2024

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới