Covid-19 ngày 1/8: Sáng nay, thêm 4.374 ca mắc mới

Tình hình dịch Covid-19 hôm nay ngày 1/8 mới nhất, sáng nay, thêm 4.374 ca mắc mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước.

Tin tức mới nhất Covid-19

Bộ Y tế thông tin, tính từ 19h ngày 31/7 đến 6h ngày 1/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước như tại TP. Hồ Chí Minh (2.027), Bình Dương (1.415), Long An (318), Đồng Nai (262), Hà Nội (67), Vĩnh Long (50), Bà Rịa - Vũng Tàu (46), Hậu Giang (37), Bến Tre (32), Kiên Giang (24), Phú Yên (22), Trà Vinh (22), An Giang (21), Đồng Tháp (16), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (3), Hải Dương (2), Kon Tum (1), Hưng Yên (1) trong đó có 884 ca trong cộng đồng.

Báo Giao thông cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất ngày 1/8.
Báo Giao thông cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất ngày 1/8.

Tính đến sáng ngày 1/8, Việt Nam có 150.060 ca mắc trong đó có 2.241 ca nhập cảnh và 147.819 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 146.249 ca, trong đó có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 38.734 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 441 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.070.003 mẫu cho 17.356.646 lượt người.

Về tiêm chủng, trong ngày 31/7, có 276.373 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 6.203.866 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.583.255 liều, tiêm mũi 2 là 620.611 liều.

Tối 31/7, ghi nhận 4.560 ca ghi nhận trong nước

Theo bản tin Bộ Y tế, tính từ 6h đến 19h ngày 31/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.564 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 4.560 ca ghi nhận trong nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều nhất với 1.677 ca, tiếp đến là Bình Dương (1.207), Long An (544), Khánh Hòa (335), Đồng Nai (234), Đồng Tháp (115), Tây Ninh (72), Đà Nẵng (55), Hà Nội (43), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), Bình Thuận (37), Phú Yên (30), Đắk Lắk (21), Bình Định (19), Cần Thơ (17), Hậu Giang (17), Bình Phước (14), Gia Lai (13), Nghệ An (11), Quảng Nam (10), Thừa Thiên - Huế (9), Đắk Nông (8 ), Ninh Thuận (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Phúc (4), Lâm Đồng (3), Hà Nam (3), Hải Dương (3), Hà Tĩnh (2), Ninh Bình (2), An Giang (2), Quảng Ngãi (1), Quảng Bình (1), Hải Phòng (1), Bạc Liêu (1) trong đó có 1.072 ca trong cộng đồng.

Tính đến chiều ngày 31/7, Việt Nam có 145.686 ca mắc trong đó có 2.239 ca nhập cảnh và 143.447 ca mắc trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 141.877 ca, trong đó có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày 31/7, có 3.250 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 441 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 21 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 145 ca tử vong do COVID-19 (số 1162-1306) từ ngày 19-31/7 tại 6 tỉnh, thành phố sau: TP. HMC 90 ca; Tiền Giang 47 ca; Đồng Tháp 4 ca; Long An 2 ca; Quảng Nam 1 ca và Trà Vinh 1 ca.

19 tỉnh phía Nam giãn cách thêm 14 ngày, người dân không được tự di chuyển

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày tại 19 tỉnh, thành phía Nam; không để người dân tự di chuyển sau ngày 31/7.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch.

Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam.

Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.

Người dân không tự di chuyển khỏi nơi cư trú đến khi hết giãn cách

Công điện yêu cầu, những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trước khi quyết định.

Tuỵên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy".

Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).

Người dân không tự di chuyển khỏi nơi cư trú đến khi hết giãn cách
Người dân không tự di chuyển khỏi nơi cư trú đến khi hết giãn cách

Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn.

Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy), thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan.

Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, giữ vững thành quả chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn đồng thời phối hợp, hỗ trợ, chi viện phù hợp cho TP Hồ Chí Minh và các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp.

Vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội không được rời địa bàn.

Cung cấp lương thực, thực phẩm, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc

Công điện của Chính phủ yêu cầu tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.

Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn.

Tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn

Tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine.

Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine.

Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Sẵn sàng chi viện cho các địa phương dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn như TP Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam theo sự điều phối của Bộ Y tế.

Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.

Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo công khai, minh bạch, kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy nhanh, hiệu quả theo quy trình rút gọn về hành chính việc sản xuất, cung ứng vaccine, thuốc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

4 tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2

Ngày 31/7, Bộ Y tế ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 trong đó có 4 tiêu chí gồm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao. Việc phân loại đúng cũng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.

Theo tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm được chia làm 4 loại tương ứng với từng màu khác nhau. Cụ thể, màu xanh là mức nguy cơ thấp, màu vàng là nguy cơ trung bình, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ và nguy cơ rất cao.

Nhóm nguy cơ rất cao: Những người từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền; Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu; người có SpO2 từ 92% trở xuống; người bệnh đang có tình trạng: Thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.

Nhóm này chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc "tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

Nhóm nguy cơ cao: Những người tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền; Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, người có SpO2 từ 93% đến 94%.

Nhóm này chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc "tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Nhóm nguy cơ trung bình: Những người tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền. Người có sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực...; người có SpO2 từ 95% đến 96%; hoặc người tuổi dưới 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền.

Nhóm này cần chuyển vào cơ sở thuộc "tầng 2 của tháp điều trị", các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu như rối loạn ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt... Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Nhóm nguy cơ thấp: Những người dưới 46 tuổi và không mắc bệnh lý nền. Người đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày. Người có sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm này được chuyển đến cơ sở thuộc "tầng 1 của tháp điều trị", các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu. Hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả...

Hà Nội có 9 ca trong cộng đồng, 17 ca đã cách ly

Trưa nay (31/7), Sở Y tế Hà Nội cho biết, địa phương tiếp tục ghi nhận thêm 26 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 17 bệnh nhân tại khu cách ly và 9 bệnh nhân phát hiện tại cộng đồng.

6 chùm ca bệnh ghi nhận bệnh nhân là: sàng lọc ho sốt cộng đồng (2); ho sốt cộng đồng thứ phát (16); chùm liên quan Tân Mai, Hoàng Mai (3); liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (2); liên quan Bắc Giang tại Công ty SEI (2); liên quan hiệu thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ (1).

02 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng là nữ, đều ở phường Văn Chương, quận Đống Đa. Hai bệnh nhân là mẹ và con, ngày 28/7, xuất hiện triệu chứng ho, sốt. Ngày 30/7, Bệnh nhân đến bệnh viện Xanh Pôn khám bệnh, được xét nghiệm sàng lọc dương tính và chuyển mẫu lên CDC Hà Nội làm xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.

16 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt cộng đồng thứ phát

Quận Ba Đình: 06 bệnh nhân tại phường Phúc Xá

Quận Hoàn Kiếm: 01 bệnh nhân tại phường Chương Dương

Quận Hoàng Mai: 02 bệnh nhân tại phường Vĩnh Hưng

Huyện Thạch Thất: 01 bệnh nhân tại xã Phùng Xá

Huyện Gia Lâm: 01 bệnh nhân tại xã Bát Tràng

Huyện Thường Tín: 01 bệnh nhân tại xã Ninh Sở

Huyện Thanh Trì: 03 bệnh nhân tại xã Liên Ninh

Quận Bắc Từ Liêm: 01 bệnh nhân tại phường Đức Thắng

01 bệnh nhân thuộc chùm nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ là nữ giới ở phường Trung Liệt, Đống Đa.

03 bệnh nhân thuộc chùm liên quan Tân Mai, Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai: 01 bệnh nhân tại phường Đại Kim

Quận Đống Đa: 01 bệnh nhân tại phường Láng Thượng

Quận Tây Hồ: 01 bệnh nhân thuộc phường Thụy Khuê

02 bệnh nhân thuộc chùm liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội

Quận Bắc Từ Liêm: 01 bệnh nhân tại phường Đông Ngạc

Quận Hai Bà Trưng: 01 bệnh nhân tại phường Lê Đại Hành

02 bệnh nhân thuộc chùm liên quan Bắc Giang tại công ty SEI

Quận Thanh Xuân: 01 bệnh nhân tại phường Hạ Đình

Huyện Đông Anh: 01 bệnh nhân tại xã Văn Tiến

Với việc ghi nhận thêm 26 trường hợp mắc mới trong trưa nay, Hà Nội đã có 1149 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 kể từ ngày 29/4 đến nay, trong đó 679 trường hợp tại cộng đồng và 470 trường hợp tại khu cách ly.

Nhóm P.V

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Thời sự xã hội - 02/12/2024

Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Thời sự xã hội - 30/10/2024

Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Thời sự xã hội - 28/10/2024

Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Thời sự xã hội - 24/10/2024

Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới