Lý do 22 nhân viên Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiêm 2 mũi vắc xin vẫn mắc Covid-19

22 nhân viên tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc Covid-19 khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.

Sáng 13/6, Bộ Y tế công bố, TP.HCM có thêm 25 ca Covid-19 trong đó có 22 nhân viên khối văn phòng, hành chính của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Đây đều là những nhân viên đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, trong đó mũi 1 tiêm đầu tháng 3, mũi 2 tiêm vào giữa và cuối tháng 4 vừa qua. Vậy tại sao tiêm rồi vẫn mắc bệnh?

GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam khẳng định, không có loại vắc xin nào trên thế giới có khả năng bảo vệ 100%, tất cả các loại vắc xin đạt tỉ lệ bảo vệ trên 90% đã được xem là lý tưởng.

Theo tiêu chuẩn của WHO, vắc xin chỉ đạt hiệu quả bảo vệ trên 50% đã có thể sử dụng để tiêm. Vắc xin AstraZeneca cùng các vắc xin như Pfizer, Moderna của Mỹ có hiệu quả từ 82-95%.

Nhân viên tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM tiêm vắc xin mũi 1 ngày 8/3. Ảnh: Thanh Tùng
Nhân viên tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM tiêm vắc xin mũi 1 ngày 8/3. Ảnh: Thanh Tùng

Do đó, nếu 1 người tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 nếu rơi vào nhóm không sinh miễn dịch.

Với vắc xin AstraZeneca, theo báo cáo mới nhất của hãng, hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi đầu tiên 22 ngày đạt trung bình 76% và tiếp tục duy trì. Hiệu quả cao nhất tăng lên 82% sau khi tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên 12 tuần.

Dù vậy, vắc xin này giúp ngăn ngừa 100% các trường hợp tiến triển nặng, nếu mắc bệnh sẽ bị nhẹ, nếu nhập viện không có nguy cơ tử vong. AstraZeneca khuyên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ 4-12 tuần, còn WHO khuyến cáo nên từ 8-12 tuần.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết thêm, với sự xuất hiện của biến chủng mới Delta đến từ Ấn Độ, hiệu quả của các loại vắc xin ngừa Covid-19 đều bị giảm.

Đơn cử với AstraZeneca, sau tiêm 2 mũi, hiệu quả với biến chủng Ấn Độ là 60%, với Pfizer là 88%. Trong khi nếu chỉ tiêm mũi 1, hiệu quả trước biến chủng Ấn Độ của cả 2 loại vắc xin này chỉ đạt 33%.

Chuyên gia thế giới nhận định, tỉ lệ bảo vệ của AstraZeneca thấp hơn có thể do việc triển khai liều thứ 2 chậm hơn so với vắc xin của Pfizer.

“Vắc xin ngừa Covid-19 không giúp bảo vệ bạn 100% nhưng nó giúp bạn nếu có mắc cũng tránh được tiến nặng, tránh tử vong và hạn chế lây bệnh cho người khác. Do đó mọi người dân không nên hoài nghi về hiệu quả vắc xin”, PGS Nhung nhấn mạnh.

Thúy Hạnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Thời sự xã hội - 09/10/2024

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Thời sự xã hội - 09/10/2024

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Thời sự xã hội - 04/10/2024

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Thời sự xã hội - 04/10/2024

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Thời sự xã hội - 01/10/2024

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới