Lý do HLV, cầu thủ Mỹ nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

HLV, cầu thủ và một số nhân viên của đội bóng chày có kết quả dương tính SARS-CoV-2 sau khi tiêm phòng.

CLB bóng chày nổi tiếng của Mỹ, New York Yankees, vừa thông báo, một số thành viên của đội đã bị nhiễm Covid-19. Trong đó có cầu thủ Gleyber Torres, 3 huấn luyện viên và 4 nhân viên.

Cả tám người đều tiêm vắc xin Johnson & Johnson vào tháng 3 hoặc tháng 4. Đây là loại vắc xin chỉ cần tiêm 1 liều, khác với Pfizer hay AstraZeneca (cần tiêm 2 liều). Do đó, các HLV, cầu thủ và nhân viên đội bóng đã được tăng cường miễn dịch chống lại Covid-19.

Bảy trong số tám người không phát triển bất kỳ triệu chứng bệnh gì; một người có biểu hiện bệnh nhưng đã nhanh chóng hết.

Cầu thủ Gleyber Torres. Ảnh: NJ
Cầu thủ Gleyber Torres. Ảnh: NJ

Trên thực tế, không vắc xin nào có tác dụng 100%. Do đó, người tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm bệnh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng vắc xin Pfizer và Moderna 2 liều có hiệu quả ngăn ngừa bệnh tật khoảng 95% trong khi vắc xin Johnson & Johnson có hiệu quả 72%. Vì vậy, đôi khi những người được chủng ngừa vẫn sẽ nhiễm virus. Giới chuyên môn cho biết tiêm phòng giúp mọi bệnh tật ít nghiêm trọng hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể là yếu tố gây ra những trường hợp nhiễm bệnh như trên. Tuy nhiên, các bằng chứng đến nay cho thấy vắc xin ở Mỹ bảo vệ cơ thể chống lại các biến thể này.

Rất khó để xác định lý do chính xác một người bị nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi được tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ William Moss, chuyên gia về vắc xin tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết có một số khả năng khác nhau. Trong đó bao gồm mức độ phơi nhiễm virus của những người đã tiêm chủng vắc xin.

Sự khác biệt giữa các cá nhân về mức độ phản ứng với vắc xin cũng là một yếu tố giải thích tại sao những người được tiêm chủng vẫn có nguy cơ bị bệnh. Ví dụ, một số người có bệnh lý nền hoặc đang uống thuốc có khả năng làm cho việc tiêm phòng kém hiệu quả.

“Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng kém tối ưu với vắc xin”, Tiến sĩ Moss nói.

Vị chuyên gia trên cũng đề cập tới một yếu tố ít xảy ra hơn là vắc xin được bảo quản, sử dụng không đúng cách. Hoặc mọi người đã tiếp xúc với virus trước khi các mũi tiêm có hiệu lực đầy đủ.

An Yên (Theo AP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Thời sự xã hội - 09/10/2024

Nam sinh Vĩnh Long bị đánh hội đồng: Hiệu trưởng và hai giáo viên sai phạm

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Thời sự xã hội - 09/10/2024

Làm rõ trách nhiệm vụ các bé mầm non bị đánh bầm tím khắp người

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Thời sự xã hội - 04/10/2024

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai: Hai mẫu xét nghiệm dương tính với virus H5N1

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Thời sự xã hội - 04/10/2024

Tiêu hủy hổ, báo chết ở Vườn Xoài bằng đốt và chôn lấp

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Thời sự xã hội - 01/10/2024

Nữ bác sĩ gặp nạn ở The Coffee House đã quay lại làm việc tại Bệnh viện K

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới