Người Sài Gòn khốn khổ đi lùng chỗ đổ xăng
Khuya ngày 9/10, ngay sau khi Cục quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) ghi nhận 54 cửa hàng xăng dầu ngưng bán vì hết hàng, nhiều cây xăng khác cũng tiếp tục treo biển “ngưng phục vụ”.
Trên các tuyến đường vốn sầm uất, đông đúc về đêm như Lê Hồng Phong, Thành Thái, Lý Thường Kiệt, hàng loạt cửa hàng xăng dầu nghỉ bán với lý do “Hết xăng, chờ nhập hàng” hoặc “Hết xăng, còn dầu”.
Ông Hữu Dũng (ngụ quận 3, TP.HCM) chạy xe máy đến cây xăng Saigon Petro ở ngã bảy Lý Thái Tổ, quận 10 đổ xăng cho biết “Tôi đi 6 cây xăng lớn rồi nhưng đều thông báo hết xăng. Kiếm xăng lẻ đổ để chạy về nhà cũng không có. Giờ dắt bộ về nhà chứ còn biết làm sao đây”.
Ông Đinh Ngọc Huy (50 tuổi, ngụ quận 3) đi từ Đồng Nai về TP.HCM ghé vào cây xăng Comeco số 79 Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình cũng gặp tình trạng cây xăng nghỉ bán. “Hôm nay tôi đi công việc ở Đồng Nai về đến TP.HCM xe gần hết xăng mới biết. Đi khoảng 3 - 4 cây xăng đều thấy để bảng “hết xăng” còn những cây xăng khác tôi đến thì nhân viên đều xua tay từ chối phục vụ”.
Trên thực tế, số lượng cửa hàng xăng dầu ngưng bán có khả năng nhiều hơn số lượng trong danh sách mà Cục QLTT đã chốt sổ vào chiều tối cùng ngày.
Theo ghi nhận thực tế của PV Báo Giao thông, hàng loạt cây xăng không nằm trong danh sách hết hàng được Cục QLTT TP.HCM công bố trước đó cũng đã ngưng bán.
Tình trạng các cây xăng, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM ngưng bán vì hết hàng hoặc từ chối phục vụ dưới nhiều hình thức diễn ra ngay trước kỳ điều hành giá, dự kiến diễn ra vào 11/10 của Liên bộ Tài chính - Công thương.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chủ doanh nghiệp sở hữu 4 cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM cho biết, hiện mỗi ngày doanh nghiệp của ông lỗ gần 300 triệu đồng do chi phí nhập hàng cao hơn giá bán ra. Giá bán lẻ xăng dầu bị “đóng khung” bởi quy định về mức giá cơ sở, cửa hàng bán lẻ không được phép bán cao hơn giá niêm yết. Trong khi đó, giá bán buôn lại liên tục biến động bởi các diễn biến từ tỷ lệ cung cầu trên thị trường .
Việc gồng gánh các chi phí bán lẻ cùng với lịch nhập hàng nhỏ giọt để duy trì là nguyên nhân dẫn đến đứt gãy cung ứng nhiên liệu đến người dân.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối sớm chuẩn bị nguồn hàng bổ sung cho các hệ thống bán lẻ thiếu hụt. Đêm mùng 9 và rạng sáng 10/10, khoảng 80 xe bồn xăng dầu sẽ được Petrolimex TP.HCM vận chuyển từ kho về các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống để tăng nguồn cung.
Đồng thời, Sở cũng sẽ rà soát và đề nghị các đầu mối có lượng hàng lớn phân bổ hợp lý cho các hệ thống bán lẻ.
Theo một thương nhân phân phối xăng dầu, nếu mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước (chi phí để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước) không được đưa vào công thức tính giá cơ sở xăng dầu sau kỳ điều hành giá ngày 11/10, nguy cơ đứt gãy cung ứng sẽ càng trầm trọng. đã tạo ra tình trạng “chiết khấu âm”. Càng bán càng lỗ thì các cửa hàng bán lẻ không thể trụ được lâu hơn nữa”, vị này nói.
Hình ảnh tình trạng hết xăng dầu tại TP.HCM do PV Báo Giao thông ghi nhận:
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Thời sự xã hội - 18/10/2024
Vụ cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím: Chuyển hồ sơ sang công an xử lý
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa
Thời sự xã hội - 17/10/2024
Hà Nội: Người dân lao vào khu xưởng cháy trong đêm để cứu tài sản, hàng hóa