Cách uống paracetamol khi đau, sốt do Covid

Khi mắc Covid-19, tôi bị đau đầu, sốt, được mọi người khuyên uống paracetamol. Xin bác sĩ tư vấn cách uống đúng, nên uống khi nào, uống bao nhiêu? (Hoàng Nam, 40 tuổi, Hà Nội).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến cho cả người lớn và trẻ em. Thuốc có nhiều thương hiệu và dạng bào chế khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi, từng bệnh nhân như thuốc uống dạng viên nén; thuốc dạng bột hòa tan; viên nén sủi; siro; viên đạn đặt hậu môn; dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

F0 điều trị tại nhà, với triệu chứng sốt, đau đầu có thể uống paracetamol nhưng chỉ dùng khi sốt trên 38,5°C hoặc đau đầu, đau mỏi cơ quá nhiều. Uống một liều 10 mg-15 mg x cân nặng (ví dụ bệnh nhân nặng 50 kg, có thể uống 1 viên đến 1,5 viên thuốc 500 mg).

Lưu ý, bạn nên khởi đầu với liều 10 mg/kg, để phòng trường hợp phải sử dụng kéo dài, uống liều thấp để hạn chế độc tính của thuốc.

Nếu đã uống thuốc mà vẫn sốt cao trên 38,5°C, phải tìm mọi cách để hạ nhiệt độ, cùng với thuốc như lau, chườm trán, ngực, nách, tay, chân... bằng khăn ấm. Không được dùng khăn lạnh, sẽ làm co mạch, không thoát được nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể khó hạ hơn. Sau ít nhất 6 giờ, nhiệt độ vẫn trên 38,5°C mới được uống tiếp liều thứ hai. Trong 24 giờ không nên uống quá 4 liều (tương đương 4-6 viên 500 mg, đối với bệnh nhân trung bình khoảng 50 kg).

Nếu sốt quá cao, trên 39,5°C, đã uống liều 10 mg/kg cân nặng kết hợp lau chườm... mà vẫn không hạ được nhiệt độ, bạn có thể dùng đến liều tối đa 15 mg/kg cân nặng. Không được lặp lại dưới 6 giờ/lần.

Đối với trẻ em, liều paracetamol hạ sốt cũng được tính liều như người lớn (10-15 mg/kg cân nặng). Nhưng để dễ uống, thuốc của trẻ thường là loại bột pha với nước, đóng gói 80 mg, 150 mg, 250 mg. Phụ huynh cần tính cân nặng để pha thuốc với khoảng 30 ml nước ấm cho trẻ uống. Trường hợp trẻ không thể uống được, có thể dùng viên thuốc đặt hậu môn. Mỗi lần dùng thuốc cho trẻ cũng phải cách nhau tối thiểu 5-6 giờ.

Chỉ đặt hậu môn cho trẻ khi trẻ không uống được thuốc (trẻ nôn ói, không hợp tác uống thuốc); không dùng nếu trẻ có tiêu chảy. Không lạm dụng thuốc đặt hậu môn cho trẻ nhiều lần vì sẽ gây tiêu chảy.

Lưu ý, không dùng thuốc khi:

- Có tiền sử dị ứng với paracetamol

- Có bệnh lý cấp tính về gan (viêm gan virus đang giai đoạn cấp tính, đang điều trị tổn thương gan cấp tính do mọi nguyên nhân...)

- Bệnh nhân có bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính, phải giảm liều và giảm cả thời gian dùng thuốc

- Với người lớn, không được dùng thuốc liên tiếp quá 10 ngày, trẻ em không được quá 5 ngày, trừ khi có ý kiến của bác sĩ

Giáo sư, bác sĩ Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Thuốc biệt dược - 16/08/2024

TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Thuốc biệt dược - 22/07/2024

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Thuốc biệt dược - 17/07/2024

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Thuốc biệt dược - 20/06/2024

Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới