Cập nhật mới, vắc xin Covid-19 bảo vệ trên 6 tháng
Để có miễn dịch với virus SARS-CoV-2, có 2 cách: Thứ nhất mắc Covid-19, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể, thứ hai tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin.
Với các trường hợp nhiễm virus, các nhà khoa học ở Viện Miễn dịch học La Jolla tại California, Mỹ chứng minh, phần lớn trí nhớ miễn dịch có thể kéo dài đến 8 tháng sau khi nhiễm và chống tái nhiễm nghiêm trọng trong vài năm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ca khỏi Covid-19 đều sinh kháng thể, một số người không tạo được trí nhớ miễn dịch.
Hôm 17/5, các nhà khoa học ĐH Washington, Mỹ cũng khẳng định trên tạp chí Nature, kháng thể bảo vệ trên người mắc Covid-19 vẫn có thể được phát hiện đến 11 tháng sau đó, sau 4 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, mức kháng thể gần như ít biến đổi.
Với những người được chích ngừa vắc xin, đến nay chưa có quốc gia nào triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 diện rộng đủ lâu, tuy nhiên căn cứ trên số lượng người tham gia thử nghiệm lâm sàng cho thấy, hiệu quả vắc xin cũng kéo dài trên 6 tháng.
Báo cáo của Pfizer cho thấy, hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm mũi 2 6 tháng là 91%, với Moderna, hiệu quả sau tiêm mũi 2 là 94% sau 6 tháng. Sự suy giảm kháng thể sau tiêm vắc xin tương tự như sự suy giảm kháng thể trên những bệnh nhân mắc Covid-19 sau 8 tháng.
Trong một bài phỏng vấn trên Axios hồi tháng 5, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla tin tưởng, vắc xin của hãng có hiệu quả từ 6 tháng đến 2 năm.
Trên tạp chí Nature đăng tải ngày 4/6 cũng dẫn chững số liệu thu thập từ những người tham gia thử nghiệm vắc xin từ tháng 7/2020 đến nay cho thấy mức độ đáp ứng lâu dài của vắc xin chống lại SARS-CoV-2.
TS Kathleen Neuzil, một chuyên gia về vắc xin tại Đại học Y Maryland, Mỹ tin tưởng, vắc xin Covid-19 có thể tồn tại ít nhất khoảng một năm. Dù lượng kháng thể có giảm đi theo thời gian, không đủ để ngăn bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đều đồng thuận rằng hiệu quả miễn dịch từ vắc xin không kéo dài như miễn dịch khi nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên.
Một nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng, với một bệnh nhân Covid-19, khả năng tái nhiễm giảm 84% trong vòng ít nhất 7 tháng sau đó.
Nhà miễn dịch học Mehul Suthar, ĐH Emory, Mỹ và nhóm nghiên cứu phát hiện mức độ kháng thể giảm nhanh hơn ở những người được tiêm vắc xin Moderna so với những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2.
“Dù vậy kháng thể tạo ra do tiêm vắc xin không phải là yếu tố duy nhất quyết định khả năng miễn dịch, nhất là khi xuất hiện các biến chủng SARS-CoV-2 mới. Do đó nhất thiết chúng ta phải tiêm các mũi tiêm bổ sung", TS Mehul Suthar nhấn mạnh.
Việc tiêm mũi nhắc lại sớm hay muộn phụ thuộc vào tốc độ suy giảm nồng độ kháng thể. Hãng Pfizer đang dự kiến tiêm nhắc lại trong khoảng 8-12 tháng sau khi mũi thứ 2.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang cập nhật hàng tuần về hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Kết quả chính xác có thể sẽ có vào mùa thu năm nay dựa trên dữ liệu của các nhóm đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 năm 2020.
Minh Anh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Thuốc biệt dược - 16/08/2024
TP.HCM gặp vướng trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Thuốc biệt dược - 22/07/2024
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Thuốc biệt dược - 17/07/2024
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho y tế cơ sở
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành
Thuốc biệt dược - 20/06/2024
Sửa đổi quy định về quản lý giá thuốc để đồng bộ các quy định hiện hành