Bi kịch của người phụ nữ ghép phổi của bệnh nhân Covid-19

Theo Vietnamnet 09:14 22/02/2021 - Tin quốc tế
Một người phụ nữ ở Michigan (Mỹ) đã nhiễm Covid-19 và qua đời 2 tháng sau khi được cấy ghép phổi.

Người hiến tặng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không hề có triệu chứng và xét nghiệm âm tính.  

Trường Y thuộc Đại học Michigan cho rằng đây có thể là trường hợp đầu tiên virus nCoV lây qua cấy ghép nội tạng được ghi nhận ở Mỹ. Một bác sĩ xử lý phổi của người hiến tặng cũng bị nhiễm virus, sau đó đã bình phục.

null

Sự cố trên là ca duy nhất được xác nhận trong số gần 40.000 ca cấy ghép vào năm 2020 ở Mỹ. Nhưng điều này đã dẫn đến việc kêu gọi kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với những người hiến phổi. 

Tiến sĩ Daniel Kaul, Giám đốc Dịch vụ cấy ghép của Michigan Medicine, cho biết: “Chúng tôi sẽ không sử dụng phổi nếu có kết quả xét nghiệm dương tính”.

Người hiến tặng là một phụ nữ tử vong sau khi chấn thương sọ não trong tai nạn xe hơi. Người nhận tạng là nữ bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mạn tính. Các mẫu thu thập thường xuyên từ cả người cho và người nhận tạng đều âm tính với SARS-CoV-2, loại virus gây ra Covid-19.

Ba ngày sau khi phẫu thuật, người nhận bị sốt, huyết áp giảm, thở khó khăn, có dấu hiệu nhiễm trùng phổi.

Sau đó, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng và gặp vấn đề ở tim. Người này suy kiệt nhanh chóng. Các bác sĩ đã thử các phương pháp điều trị khác nhau, dùng cả ECMO (tim phổi nhân tạo) nhưng đều vô ích. Bệnh nhân mất sau 61 ngày được cấy ghép.

Các bác sĩ quyết định xét nghiệm SARS-CoV-2. Các mẫu từ phổi mới của cô cho kết quả dương tính.

Nghi ngờ về nguồn gốc của sự lây nhiễm, các bác sĩ đã kiểm tra lại các mẫu bệnh phẩm từ người hiến tặng lấy 48 giờ sau khi phổi được lấy. Kết quả âm tính SARS-Cov-2.

Theo gia đình, người này không có các triệu chứng Covid-19, không đi du lịch trong thời gian gần đây và không tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Nhưng các bác sĩ đã giữ một mẫu dịch được lấy từ sâu bên trong phổi của người hiến. Mẫu này cho kết quả dương tính.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xem xét 8 ca mắc Covid-19 có thể do người hiến tặng. Nhưng nguồn lây bệnh được kết luận có khả năng từ cộng đồng hoặc cơ sở y tế.

Không có gì ngạc nhiên khi SARS-CoV-2 có nguy cơ lây truyền qua phổi nhiễm bệnh. Hiện các nhà khoa học không chắc liệu các cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19 - như tim, gan và thận - có thể truyền virus hay không.

Những người hiến nội tạng được xét nghiệm SARS-CoV-2 thường xuyên khi dịch Covid-19 đang diễn ra dù các cơ quan chức năng ở Mỹ không yêu cầu.

Dù vậy, trường hợp tử vong ở Michigan đã nhấn mạnh sự cần thiết phải lấy mẫu trước khi cấy ghép, đặc biệt là ở các khu vực có nguy cơ cao.

Việc truyền virus từ người hiến tạng sang người nhận rất hiếm, chỉ xảy ra ở dưới 1% người nhận tạng.

Tiến sĩ David Klassen, Giám đốc Y tế của Mạng lưới liên kết chia sẻ tạng, nhận định: “Rủi ro của việc từ chối cấy ghép là rất đáng sợ. Tôi nghĩ rằng bệnh nhân không nên sợ quá trình nhận tạng".

An Yên (Theo NBC News)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin quốc tế - 09/05/2024

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Tin quốc tế - 24/10/2023

Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

Tin quốc tế - 06/10/2023

Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tin quốc tế - 12/05/2023

WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Tin quốc tế - 05/04/2023

WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới