Muôn kiểu hộ chiếu vắc xin trên thế giới
Theo hãng tin BBC, kiểu hộ chiếu này có thể được truy cập thông qua một ứng dụng cài trên điện thoại di động hoặc trong một số trường hợp, có thể dùng hộ chiếu giấy.
Một số quốc gia đã cài đặt phiên bản hộ chiếu Covid-19 của riêng mình, cho phép người dân có thể tham dự các sự kiện lớn. Những nước dưới đây đã áp dụng hộ chiếu Covid-19 hay hộ chiếu vắc xin.
Anh
Hiện tại, một số khu vực có nguy cơ cao ở Anh như hộp đêm không đòi hỏi khách phải trình chứng nhận đã tiêm vắc xin. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson đã công bố các kế hoạch “phải tiêm phòng đầy đủ mới đủ điều kiện để vào các hộp đêm và những nơi đông người tập trung khác”. Theo các biện pháp mới được áp dụng từ tháng 9, người dân sẽ phải đưa ra bằng chứng tiêm chủng bằng cách sử dụng ứng dụng Covid Pass của Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS).
Covid Pass sẽ cho phép những người trưởng thành đã tiêm vắc xin đầy đủ không phải cách ly khi trở về từ hầu hết các quốc gia trong danh sách hổ phách (những quốc gia mà người Anh khi đi và trở về không phải cách ly). Tuy nhiên, ngay cả khi có tấm thẻ đặc biệt này, dân Anh khi từ Pháp về nước vẫn phải cách ly.
Theo Chính phủ Anh, hơn 30 quốc gia, gồm cả Hy Lạp và Tây Ban Nha đã chấp nhận thẻ Covid Pass của Anh, song người dùng thẻ vẫn phải kiểm tra các quy định của nước mà họ tới trước khi khởi hành.
Liên minh châu Âu
“Hộ chiếu” vắc xin của Liên minh châu Âu (EU) đã được áp dụng ở tất cả 27 quốc gia thành viên của khối, cộng thêm Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.
Công dân của các quốc gia trên có thể tải xuống hoặc lấy bản giấy chứng nhận miễn phí. “Hộ chiếu” vắc xin này cũng được cấp cho các công dân không thuộc EU sống hợp pháp ở các nước thành viên.
Tuy nhiên, do Anh đã rời EU nên chứng chỉ này không áp dụng cho người Anh.
“Hộ chiếu” vắc xin được cấp cho bất cứ ai đã tiêm, gần đây đã có xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc đã phục hồi sau khi nhiễm virus corona. Bất cứ ai có giấy chứng nhận này đều được miễn làm xét nghiệm hay cách ly khi đi qua biên giới bên trong khối EU.
Một số nước EU khác cũng có giấy chứng nhận hoặc hộ chiếu vắc xin riêng.
Pháp
Nhà chức trách Pháp đã tạo ra thẻ sức khoẻ, cho phép những người có thẻ được tới nhà hàng, quán bar, đi máy bay và tàu hoả.
Hiện nay, các địa điểm có sức chứa hơn 50 người đều yêu cầu người muốn vào phải trình bằng chứng đã tiêm vắc xin hoặc giấy xác nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Tất cả những người trưởng thành ở Pháp phải có thẻ này từ tháng 8 và từ 30/9 với trẻ em trên 12 tuổi.
Để được cấp thẻ, người dân phải chứng minh bản thân đã tiêm vắc xin đầy đủ, xét nghiệm âm tính gần đây hoặc đã bình phục sau khi nhiễm virus.
Israel
Israel áp dụng thẻ vắc xin hồi đầu năm nay. Sau khi tỷ lệ lây nhiễm giảm, nhà chức trách ngừng áp dụng thẻ này. Tuy nhiên, hiện Chính phủ Israel đã tái áp dụng thẻ sau khi các ca lây nhiễm lại tăng cao.
Thẻ thông hành xanh chỉ cho phép những người trên 12 tuổi, đã tiêm vắc xin, đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính, được tham dự các sự kiện lớn hoặc vào một số khu vực công cộng nhất định.
Thẻ mới có hiệu lực từ 29/7.
Trung Quốc
Năm ngoái, Trung Quốc ra mắt một hệ thống mã QR, phân loại người dân thành các màu khác nhau. Người mang màu xanh được di chuyển không bị hạn chế, người màu vàng có thể bị yêu cầu ở nhà trong 7 ngày.
Các mã là sự kết hợp của dữ liệu lớn và những thông tin do chính người dùng gửi. Nhiều khu vực công cộng ở Trung Quốc yêu cầu mọi người xuất trình mã QR để vào cửa.
Hồi tháng 3, Trung Quốc đưa ra giấy chứng nhận y tế kỹ thuật số, cho thấy tình trạng tiêm vắc xin và kết quả xét nghiệm của người cầm thẻ. Giấy chứng nhận này được cấp cho cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài tại đây. Nhiều người hy vọng, trong tương lai công dân Trung Quốc có thể dùng giấy chứng nhận này như hộ chiếu vắc xin tại các quốc gia khác.
Hiện chưa rõ Trung Quốc đang thảo luận với những nước nào để chứng nhận của họ được công nhận.
Australia
Hiện nay, những người Australia đã tiêm vắc xin có chứng nhận số trên điện thoại của họ song không có quyền nào đi kèm.
Bộ trưởng Du lịch Dan Tehan nói, hộ chiếu vắc xin có thể mang lại cho người sở hữu nó quyền đi lại qua biên giới khi có phong toả. Quan chức này cũng cho biết, hộ chiếu vắc xin trao cho những người đã tiêm chủng nhiều tự do hơn và ông khuyến khích nhiều người đi tiêm vắc xin hơn.
Mỹ
Tháng 4, Nhà Trắng đã bác bỏ việc đưa ra hộ chiếu tiêm chủng Covid-19 bắt buộc của liên bang với lý do cần tôn trọng quyền và sự riêng tư của công dân.
Tuy nhiên, có 4 bang của Mỹ vẫn có ứng dụng tiêm chủng đang hoạt động, trang MIT Technology Review đưa tin.
Bang California yêu cầu mọi nhân viên tiểu bang và nhân viên y tế phải trình bằng chứng đã tiêm chủng hoặc phải xét nghiệm Covid-19 hàng tuần từ tháng 9.
Hoài Linh
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao