Bạo lực gia đình: Vấn nạn nhức nhối cần được xóa bỏ
Bạo lực gia đình vẫn là vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Hàng loạt các vụ bạo lực gia đình đau lòng xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận bành hoàng, bức xúc, mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7/2008.
Kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2021 cho thấy có 63% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục. Không riêng với phụ nữ, bạo lực gia đình với trẻ em, người già và cả đàn ông cũng diễn ra phổ biến. Thống kê cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012).
Hiện Quốc hội đang cho ý kiến vào Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều quy định mới, tuy nhiên, dư luận xã hội cũng đang xôn xao về những đề xuất về hành vi bạo lực tinh thần.
Một số đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm vào dự thảo Luật các hành vi bạo lực gia đình, như việc sử dụng các hình thức trừng phạt với các hành vi, ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của trẻ em hay như việc bổ sung quyền cho người bị bạo lực gia đình được ở trong chính ngôi nhà của mình:
Từ trước đến nay người phải ra khỏi nhà đều là người bị bạo lực gia đình. Khi đã bị bạo lực đã bị sang chấn tâm lý rồi còn phải rời xa gia đình cái chỗ ẩn thân thiết của mình mà lý do vì sao không phải là những người bạo lực phải đi khỏi nhà? Tôi xin đề xuất bổ sung cái quyền của người bị bạo lực gia đình.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh
Dự luật lần này tôi thấy tập trung vào bảo vệ người lớn mà dường như quên mất trẻ em: những người vô cùng yếu thế, chưa đủ nhận thức để đối mặt với bạo lực gia đình. Trẻ em không kêu cứu được như người lớn. nên tôi đề nghị ban soạn thảo rà soát lại tổng thể và bổ sung các nội dung để Luật này tới đây bảo vệ trẻ em được hiệu quả hơn.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương
Một số đại biểu cho rằng, các nội dung của dự thảo luật còn chưa thể hiện đầy đủ các quy định về biện pháp phòng và hạn chế phát sinh hành vi bạo lực mà chủ yếu là giải pháp bảo vệ, hỗ trợ và xử lý khi đã xảy ra các hành vi bạo lực:
Tôi đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo luật các quy định cụ thể hơn theo hướng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Tất cả chúng ta có mỗi điều từ Điều 56 đến 58 về các chức năng của vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể xã hội, thậm chí của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
Bà Trần Khánh Thu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình
Một số đại biểu đề nghị cần bổ sung đường dây nóng ở địa phương để trợ giúp người bị bạo lực gia đình; cần quy định cụ thể hơn và phạm vi, thậm chí là kể cả lực lượng y tế của các địa phương trong việc sớm phát hiện sớm những đối tượng có nguy cơ gây bạo lực gia đình để ngăn ngừa..
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn
Xã hội - 05/08/2023
Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn
Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"
Xã hội - 03/08/2023
Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"
Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?
Xã hội - 21/07/2023
Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?
Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần
Xã hội - 20/07/2023
Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần
Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công
Xã hội - 20/07/2023
Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công