Cảnh báo nguy hiểm khi để trẻ nhỏ ngồi ở ghế phụ khi đi ô tô

Theo Báo giao thông 04:35 23/12/2022 - Xã hội
Theo bác sĩ, việc chủ động phòng tránh tai nạn cho trẻ rất quan trọng, nhất là khi ô tô đã trở thành phương tiện chính của mỗi gia đình.

Cách đây không lâu một vụ việc nữ tài xế điều khiển chiếc xe ô tô 4 chỗ, chở theo con nhỏ khoảng 2-3 tuổi ngồi ghế sau nhưng trẻ tự mở cửa khi ngồi một mình ghế sau. Sự việc xảy ra tại QL 32, đoạn gần cầu Phùng tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Người lái xe đã bất cẩn không bấm chốt cửa xe, em bé ngồi sau đã mở bung cánh cửa sau nhưng người tài xế không hề hay biết. May mắn lúc đó, một tài xế lái xe 7 chỗ cùng lưu thông trên đường đã báo hiệu.

Do phanh gấp, cháu bé bị ngã xuống đường may cháu không bị thương nặng và phía sau không có chiếc xe nào. Qua tình huống cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông bằng ô tô.

Cảnh báo nguy hiểm khi để trẻ nhỏ ngồi ở ghế phụ khi đi ô tô

Nên để trẻ ngồi ghế sau và tốt nhất cần có ghế riêng phù hợp dành cho trẻ (ảnh minh họa)
Nên để trẻ ngồi ghế sau và tốt nhất cần có ghế riêng phù hợp dành cho trẻ (ảnh minh họa)

 

Theo Ths. BS. Đặng Tuấn Dũng, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tai nạn giao thông rất phổ biến và có thể gây tử vong cho bất cứ ai. Việc chủ động phòng tránh tai nạn cho trẻ rất quan trọng, nhất là khi ô tô đã trở thành phương tiện giao thông của mỗi gia đình.

Ông Dũng cho biết, theo thói quen mọi người thường để trẻ em ngồi ghế phụ bên cạnh ghế lái hoặc trẻ ngồi ghế cùng với người lớn bế ngồi bên cạnh ngay ghế phụ. Khi tai nạn xảy ra, tổn thương của em bé rất nặng nề. Trẻ có thể bị chấn thương sọ não hoặc cột sống cho trẻ.

Hiện có tới 90% người lớn không nắm được nguy tắc về ngồi vị trí hay cách ngồi nào an toàn cho trẻ khi cùng tham gia giao thông bằng ô tô. Theo Ths. Tuấn Dũng, trẻ dưới 12 tuổi không nên ngồi ghế trước cạnh ghế lái vì trẻ dưới 12 tuổi sức vóc nhỏ, ít thắt dây an toàn nên khi tai nạn xảy ra rất nguy hiểm. Hoặc dây an toàn có thể siết vào cổ em bé. Hơn nữa, ghế phụ lái khi túi khí nổ cũng gây tổn thương cho trẻ em. Thậm chí, một số hãng ô tô người ta cấm không cho trẻ em ngồi ghế phụ lái.

Khi xe ô tô có trẻ em cùng ngồi, BS. Tuấn Dũng khuyến cáo nên ngồi ghế sau và tốt nhất nên có ghế riêng dành cho bé phù hợp với độ tuổi và thể trạng của em bé.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Xã hội - 05/08/2023

Nhiều người nhập viện do hái hoa hồi ở Lạng Sơn

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Xã hội - 03/08/2023

Chuyển bệnh viện tuyến trung ương về Hà Nội quản lý: “Lợi bất cập hại"

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Xã hội - 21/07/2023

Có phải nam giới hói đầu ham muốn tình dục cao hơn?

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Xã hội - 20/07/2023

Ở nơi giành giật sự sống từ tay tử thần

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Xã hội - 20/07/2023

Nhiều trẻ nhỏ nát mặt, đứt vành tai vì bị chó tấn công

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới