ADN và tinh trùng của người đàn ông bị biến đổi sau ca ghép tủy

Một người đàn ông đã bị thay đổi ADN hoàn toàn sau khi ghép tủy xương, thậm chí tinh trùng của anh ta cũng khác biệt về mặt di truyền.

Một người đàn ông tên là Chris Long đến từ Nevada, Hoa Kỳ, đã được cứu sống nhiều năm trước trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, hay còn gọi là một loại ung thư máu. Anh là người cha hai con, làm việc cho Sở Cảnh sát Hạt Washoe, đã đồng ý ghép tủy xương để quay lại cuộc sống.

Khi được kiểm tra ba tháng sau đó, Chris Long bị sốc khi biết kết quả cho thấy ADN trong máu của anh đã thay đổi, dần trở thành ADN của người hiến tặng đến từ Đức của anh.

Kết quả của một cuộc kiểm tra bốn năm sau đó, anh được thông báo rằng ADN trong môi, lưỡi và má của mình giờ cũng đã thay đổi. Chris, cũng như các đồng nghiệp của anh tại phòng thí nghiệm tội phạm, thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện ra rằng tất cả ADN trong tinh dịch của anh đều thuộc về người hiến tặng. Theo các mẫu được kiểm tra, chỉ có ngực và tóc của Chris là con nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng gì sau cuộc phẫu thuật định mệnh.  

Anh ấy nói với tờ New York Times: Tôi nghĩ rằng điều này thật khó tin, chỉ 1 cuộc phẫu thuật tôi có thể biến mất và một người khác sẽ xuất hiện."

Chris Long đã phát hiện ra ADN của mình đã thay đổi sau khi được ghép tủy xương
Chris Long đã phát hiện ra ADN của mình đã thay đổi sau khi được ghép tủy xương

Thay đổi ADN, thậm chí là cả tinh trùng

Các nhà khoa học pháp y từ lâu đã nhận thức được rằng một số thủ tục y tế có thể dẫn đến điều này, thế nhưng, chuyển biến ADN thành người khác hoàn toàn là một trường hợp rất hiếm thấy. Các bác sĩ thường không quan tâm đến trường này vì ghép tủy xương hầu như không có hại về sức khỏe con người.

Andrew Rezvani, giám đốc y tế của Đơn vị cấy ghép máu & tủy nội trú tại Trung tâm y tế Đại học Stanford, cho biết: "Việc ADN bị thay đổi không ảnh hưởng tới não của họ và tính cách trước đó vẫn được giữ nguyên".

Đối với ADN trong tinh trùng của Chris bị thay đổi, chúng ta không biết liệu anh ta có thể truyền gen của người hiến Đức không. Đó là bởi vì sau khi sinh đứa con thứ 2, Chris đã quyết định thắt ống dẫn tinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng việc truyền gen của người khác do cấy ghép là không thể. 
Cấy ghép tủy xương liệu có thay đổi được thông tin di truyền trong tinh trùng?
Cấy ghép tủy xương liệu có thay đổi được thông tin di truyền trong tinh trùng?

Thông thường, một bộ ADN được tìm thấy ở một vùng hoặc cơ quan, trong khi bộ kia có thể chiếm ưu thế trong các cơ quan hoặc mô khác. Kết quả xét nghiệm ADN sẽ hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào nơi mẫu ban đầu được lấy như máu, nước bọt, móng tay hoặc tóc,..

Thay đổi ADN cũng có thể xảy ra sau khi cấy ghép tủy xương - chẳng hạn như trong trường hợp của Chris Long - thường được sử dụng như một phương pháp điều trị ung thư máu bao gồm cả bệnh bạch cầu.

Tủy xương là mô bên trong xương có khả năng đáp ứng để tạo ra các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Các bác sĩ sử dụng hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt tất cả tủy xương bị bệnh của người nhận, sau đó tủy khỏe mạnh của người hiến được đặt vào vị trí của nó.

Bác sĩ Mehrdad Abedi, người điều trị cho Chris nói rằng có lẽ chính việc thắt ống dẫn tinh là lí do khiến tinh dịch của anh ta chứa ADN của người hiến tặng. Như vậy nếu ai đó trong trường hợp của Chris phạm tội về tình dục và các nhà điều tra đi thu thập mẫu tinh dịch, liệu người hiến tủy có thể bị kết án nếu ở hiện trường không có bất kỳ mẫu ADN nào khác?

Đó là vấn đề mà các nhà khoa học phải đi tìm câu trả lời – và tất cả chỉ vì đồng nghiệp tò mò của  Chris đã thuyết phục anh tham gia thí nghiệm với họ. Về phần mình, Chris bày tỏ mong muốn được gặp người hiến tủy ở Đức để nói lời cảm ơn vì đã cứu mạng sống của anh.

An An (Dịch theo The Sun)

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/adn-va-tinh-trung-cua-nguoi-dan-ong-bi-bien-doi-sau-ca-ghep-tuy-596841.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới