Công trình nghiên cứu vaccine mRNA Covid-19 là ứng viên tiềm năng cho giải Nobel năm nay

Katalin Kariko và Drew Weissman, hai nhà nghiên cứu người Mỹ đứng đằng sau vaccine ngừa Covid-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, đang là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Nobel Y học năm nay.
Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna sản xuất theo công nghệ mRNA. (Ảnh: Reuters)
Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna sản xuất theo công nghệ mRNA. (Ảnh: Reuters)

 

Những loại vaccine mRNA được phát triển bởi các hãng dược phẩm Moderna và Pfizer/BioNTech đã tạo ra cuộc cách mạng trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 bởi thời gian sản xuất ngắn cùng hiệu quả bảo vệ cao.

Giáo sư Ali Mirazami Khoa Y học Phòng thí nghiệm tại Viện Karolinska (Thụy Điển) cho biết: “Tôi chắc chắn rằng kỹ thuật này sớm muộn cũng sẽ được trao giải Nobel. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi”.

Các loại vaccine cổ điển hoạt đưa theo cơ chế đưa 1 lượng virus đã bị bất hoạt hoặc làm suy yếu vào cơ thể con người để kích hoạt phản ứng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Có thể phải mất cả 1 thập kỷ hoặc lâu hơn để phát triển các loại vaccine truyền thống; tuy nhiên, với vaccine Covid-19 Moderna sản xuất theo công nghệ mRNA, thời gian từ quá trình giải mã trình tự gene đến mũi tiêm đầu tiên trên người chỉ trong vòng 63 ngày.

Các mRNA mang các thông điệp từ DNA của cơ thể đến các tế bào để tạo ra những protein cần thiết cho các chức năng quan trọng, chẳng hạn như điều phối quá trình sinh học gồm tiêu hóa hoặc chống lại bệnh tật.

Vaccine Covid-19 của Moderna hay Pfizer/BioNTech sử dụng mRNA xuất xứ từ phòng thí nghiệm để hướng dẫn các tế bào tạo ra các “protein đột biến” - được tìm thấy trên bề mặt của virus gây ra Covid-19, từ đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mà không cần tái tạo giống như virus thực tế.

mRNA được phát hiện vào năm 1961, song các nhà khoa học phải mất hàng thập kỷ để “chữa trị” kỹ thuật mRNA khỏi các vấn đề như không ổn định và gây ra các tình trạng viêm. Hiện công nghệ này đang được các nhà phát triển kỳ vọng có thể áp dụng trong điều trị ung thư và HIV trong tương lai.

Bà Katalin Kariko cùng các đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania đã tạo ra bước đột phá khi tìm ra cách đưa mRNA vào cơ thể mà không khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Trước đó, 2 nhà nghiên cứu Kariko và Weissman đã nhận được nhiều giải thưởng chuyên ngành cho công trình phát triển công nghệ mRNA, như giải Lasker 2021 cho nghiên cứu y học lâm sàng - được xem là “giải Nobel của Mỹ”.

Những công trình nghiên cứu khác có thể được lựa chọn để trao giải Nobel Y học 2021 như sự hoạt động theo 2 hướng của hệ miễn dịch hay yếu tố di truyền của ung thư vú.

Năm ngoái, giải Nobel Y học đã thuộc về 3 nhà khoa học Harvey J.Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M.Rice (Mỹ) với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C.

Mùa giải Nobel năm nay sẽ mở màn bằng việc công bố giải Nobel Y học vào ngày 4/10, tiếp đó là giải Nobel Vật lý (5/10), Hóa học (6/10), Văn học (7/10), Hòa bình (9/10) và Kinh tế (11/10).

 
VĂN TOẢN (Theo Reuters)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới