Nhiều người phổi trắng xóa do mắc cúm A
Phổi tổn thương nghiêm trọng
Cách đây ít ngày, các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân tên M (59 tuổi, ở Thái Nguyên) trong tình trạng tức ngực, khó thở. Và chỉ 2 ngày sau nhập viện, bệnh nhân suy hô hấp trầm trọng, phải đặt ống thở máy.
Bà M vốn có nhiều bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp và cơ địa béo phì. Vì thế, khi mắc cúm A, bệnh nhân diễn tiến bệnh chuyển xấu rất nhanh, gây tổn thương phổi nghiêm trọng với hình ảnh 2 lá phổi trắng xóa.
Một nam bệnh nhân lớn tuổi cũng nhập viện trong tình trạng tương tự sau khi mắc cúm A. Bệnh nhân này vốn có nhiều bệnh lý nền suy thận mạn tính, cao huyết áp, đái tháo đường và biến chứng tai biến mạch máu não. Kết quả X-quang cho thấy 2 lá phổi tổn thương gần 60%.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, thời gian gần đây số ca mắc cúm A nhập viện có xu hướng tăng, hiện có khoảng 15 ca cúm A nặng, trong số đó có 8 bệnh nhân có bệnh lý nền.
Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Phúc, hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền.
Đặc biệt với người cao tuổi vốn mắc bệnh lý nền có liên quan đến tim mạch và hô hấp; cơ địa yếu sẵn nên khi mắc cúm A bệnh chuyển nặng rất nhanh. Hiện nay bắt đầu vào mùa cúm A, người dân tuyệt đối không được chủ quan.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây, cũng ghi nhận gia tăng số trẻ nhỏ nhiễm cúm A, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.
Nỗi lo đồng nhiễm cúm A và Covid-19
Các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị cho bệnh nhân nam 66 tuổi mắc đồng thời cả cúm A và Covid-19, trên nền bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng.
Trước đó, bệnh nhân được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến tỉnh do suy hô hấp, chỉ sau 3 ngày có dấu hiệu sốt, ho của cúm A.
Theo BS Phúc, cúm A và Covid-19 đều là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp. Với bệnh nhân cùng mắc 2 căn nguyên sẽ khiến tổn thương tiến tiến triển nhanh hơn, việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn.
Ghi nhận thực tế hiện này, số ca mắc Covid-19 có chiều hướng gia tăng, đồng thời với cúm A vào mùa, sẽ kéo theo nguy cơ đồng nhiễm, khiến hệ lụy để lại nặng nề hơn.
Các chuyên gia truyền nhiễm khuyến cáo, tiêm vaccine phòng cúm hàng năm, hạn chế đến nơi đông người, đảm bảo vệ sinh là những biện pháp hiệu quả để phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như Covid-19, cúm mùa… ở thời điểm này.
Cúm A là type cúm gây nhiều triệu chứng và có thể phát triển thành đại dịch cũng như tiến triển nguy hiểm ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém.
Những tổ hợp khác nhau của hai kháng nguyên ở vỏ của virus cúm là H và N tạo nên các type khác nhau của virus cúm A. Trong đó có một số chủng phổ biến gồm: H1N1, H3N2, H5N1 và H7N9.
Đây là loại virus có khả năng biến đổi nhanh để tạo thành biến chủng khác nhau qua các mùa, đặc biệt khi chúng gặp một số điều kiện thuận lợi như sống gần gia cầm hay vật nuôi như gà, lợn.
Dấu hiệu nhận biết sớm cúm A: Đau họng và ho; Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Sốt và ớn lạnh; Nhức đầu và nhức mỏi cơ thể; Cảm thấy mệt mỏi và có thể kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy…
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo