Phát hiện 3 biến thể virus gây dịch Covid-19 ở Việt Nam
PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc Covid-19, các nhà khoa học của Viện đã phân tích rất kĩ, phát hiện virus SARS-CoV-2 đã đột biến thành các biến thể khác nhau.
“Ít nhất chúng tôi đã phát hiện 3 nhánh khác nhau khác với chủng virus ban đầu tại Vũ Hán. Sự khác biệt dựa trên sự khác biệt về vật liệu di truyền”, PGS Mai chia sẻ.
Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm xác định các mẫu bệnh phẩm nhiễm Covid-19
Giai đoạn đầu, 16 ca bệnh của Việt Nam chủ yếu liên quan đến Vũ Hán, Trung Quốc, tuy nhiên giai đoạn sau, chủ yếu từ Châu Âu. 2 biến thể virus từ 2 khu vực địa lý này cũng khác nhau.
Tuy nhiên theo PGS Mai cho biết, việc virus SARS-CoV-2 đột biến thành nhiều biến thể được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới chứ không riêng Việt Nam.
Về thông tin cho rằng độc lực của virus từ châu Âu mạnh hơn khi có rất nhiều người trẻ mắc Covid-19 về từ khu vực này bị tổn thương phổi khá nặng, PGS Mai cho rằng đây chỉ là thông tin dự đoán, hiện chưa có bằng chứng để chứng minh virus từ vùng nào mạnh hơn.
Việt Nam nằm trong nhóm ít quốc gia trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2 từ rất sớm. Ngay đầu tháng 2, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2, là tiền đề quan trọng để phát triển sinh phẩm xét nghiệm, nghiên cứu vắc xin.
Trước đó vào trung tuần tháng 3, Italy cũng đã xác nhận tìm được 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Đến ngày 25/3, 2 nhóm nghiên của của Italy tiếp tục thông báo, số biến thể của SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng lên con số 5.
Đến ngày 5/4, các nhà khoa học trên thế giới xác định, đã có 8 biến thể của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới. Ngay tại Mỹ cũng đã ghi nhận 2 biến thể khác nhau.
Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, các đột biến trên SARS-CoV-2 là nhỏ, chưa có biến thể nào gây chết người nhiều hơn hẳn các loại khác.
GS Stefano Menzo, Trưởng khoa Virus tại Bệnh viện Đại học Ancona, Italy cũng nhận định, các dữ liệu ban đầu cho thấy virus SARS-CoV-2 có bộ gen rất ổn định, là tin vui với ngành công nghiệp sản xuất vắc xin, tức có thể chỉ cần một mũi tiêm có thể phòng được bệnh trong nhiều năm.
Trong khi đó với cúm mùa, do đột biến nhanh nên các loại vắc xin mới thường được cập nhật hàng năm.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo