Phát hiện 5 kháng thể chống được nCoV

Nhóm các nhà khoa học Singapore phát hiện ra 5 kháng thể có thể ngăn chặn lây nhiễm nCoV và chống lại các đột biến của virus này.

Thông tin được Phòng thí nghiệm Quốc gia Singapore DSO công bố ngày 17/6. Thử nghiệm trên người với kháng thể AOD01 sẽ bắt đầu trong vài tháng tới, sau khi được Cơ quan Y tế Khoa học nước này phê duyệt.

Nhóm nghiên cứu cho biết, từ tháng 3 họ đã sàng lọc hàng trăm ngàn tế bào B, những tế bào sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh, lấy từ mẫu máu của bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh.

Các nhà khoa học đã tìm cách phân lập hai kháng thể đầu tiên để thử nghiệm trong vòng một tháng sau khi nhận được mẫu máu từ Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Bệnh viện Đa khoa Singapore. Hai tháng sau, họ xác định được ba kháng thể đặc hiệu khác.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật sàng lọc đồng thời các tế bào B với virus sống, cho phép nhanh chóng xác định được các loại kháng thể có thể vô hiệu hóa virus. Điều này giúp rút ngắn thời gian và nguồn nhân lực, để có thể tìm được nhiều kháng thể hơn và trở thành phương thức điều trị an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân Covid-19.

Quá trình phân lập kháng thể tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Singapore. Ảnh: DSO
Quá trình phân lập kháng thể tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Singapore. Ảnh: DSO

Kỹ thuật này được DSO hợp tác với Trường Y Yong Loo Lin và Viện Khoa học Đời sống thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore trong hơn 5 năm qua.

"Kết quả cho thấy, năm kháng thể đều có thể vô hiệu hóa nCoV. Tất cả đều giúp ngăn chặn lây nhiễm và chống lại các đột biến của nCoV", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Tiến sĩ Conrad Chan, Giám đốc phòng thí nghiệm, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Khi bạn tiêm kháng thể vào người, kháng thể sẽ đi khắp cơ thể, ngăn chặn virus lây nhiễm ở đường hô hấp trên, ở mũi, cổ họng, ngăn chặn xâm nhập vào phổi"

Lý tưởng nhất là các kháng thể nên được tiêm cho bệnh nhân ngay sau khi họ được chẩn đoán nhiễm nCoV và trước khi họ chuyển bệnh nặng. Ngoài ra, vì kháng thể có thể tồn tại trong hệ thống cơ thể gần một tháng, nên chúng còn có tác dụng phòng ngừa nhiễm nCoV.

"Hiện giai đoạn nghiên cứu hoàn thành, nhóm đang chuyển sang giai đoạn tiền lâm sàng, để chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất kháng thể. Khi thử nghiệm thành công sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và triển khai sản xuất ở quy mô rộng", ông Chan nói.

Lê Cầm (Theo CNA)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới