Phát hiện dấu hiệu chuyển nặng của F0 là người cao tuổi

Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi nhiễm Covid-19 và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng. Bệnh nhân cao tuổi cần được chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Câu hỏi: Một số trường hợp cao tuổi cũng đang được hướng dẫn điều trị tại nhà. Vậy làm thế nào để phát hiện những diễn biến nặng lên của đối tượng này?

Trả lời: 

Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà, Bộ Y tế cho biết, người cao tuổi có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19 cao hơn các lứa tuổi khác. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh mức độ nặng càng lớn.

Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng. Đồng thời, bệnh nhân cao tuổi cần được chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

Khi điều trị tại nhà, một số điều F0 là người cao tuổi cần chú ý bao gồm: Thực hiện nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900 kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ, nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, 1-2 cốc mỗi ngày.

Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc).

Bệnh nhân cần tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường, tùy theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.

Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần phải đo sinh hiệu ít nhất 2 lần/ngày, đo mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2, theo dõi các triệu chứng như: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, ho có đàm, đỏ mắt, tiêu chảy...

Dấu hiệu nguy hiểm cần báo ngay với nhân viên y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi.

- Nhịp thở tăng trên 21 lần/phút.

- SpO2 dưới 95%. Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Bất kỳ tình trạng nào mà người bệnh cảm thấy không ổn, lo lắng.

PV

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới