Thử nghiệm tiêm vaccine lao phòng Covid-19
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter đang tuyển dụng số nhân viên y tế này từ các cơ sở cộng đồng, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, y tá, hộ lý, nhân viên hành chính. Thử nghiệm cũng sẽ diễn ra ở nhiều nước khác, dự kiến khoảng 10.000 người tham gia.
Vaccine Bacillus Calmette - Guérin (BCG) ngừa bệnh lao, có khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Giáo sư John Campbell tại Đại học Y khoa Exeter, cho biết vaccine lao sẽ làm "thay đổi thế trận trên toàn cầu" nếu nó giúp ngăn chặn nhiễm nCoV và giảm lây lan.
Những người tình nguyện thử nghiệm sẽ tiêm vaccine BCG hoặc giả dược ngẫu nhiên, theo dõi trong một năm. Kết quả nghiên cứu sơ bộ có thể được đưa ra sau 6-9 tháng.
Hồi tháng 9, một nhóm nhà khoa học quốc tế công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Cell, cho thấy người cao tuổi ít mắc các bệnh nhiễm trùng hơn nhờ tiêm ngừa vaccine. Hơn 40% nhóm dùng giả dược mắc bệnh, trong khi nhóm được tiêm ngừa chỉ 25% bệnh.
Mục tiêu chính của vaccine là kích thích hệ thống miễn dịch tập nhiễm. Đây là tuyến phòng thủ thứ hai trong cơ thể, có khả năng ghi nhớ mầm bệnh, giải phóng các kháng thể và tế bào T, tiêu diệt "kẻ thù xâm nhập" mạnh mẽ. Vaccine BCG được thiết kế nhằm thúc đẩy miễn dịch tập nhiễm đối với bệnh lao, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh, hệ thống phòng thủ tuyến đầu, phản ứng tức thời, mạnh, nhưng không đặc hiệu.
Kết quả "tiêm vaccine lao BCG giúp giảm trường hợp Covid-19 tử vong" hiện còn nhiều tranh cãi. Giáo sư John Campbell cho rằng nếu thử nghiệm chứng minh BCG có thể chống lại Covid-19, các nhà khoa học sẽ đầu tư phát triển vaccine hiệu quả hơn và nhắm mục tiêu kiểm soát đại dịch. Vaccine cũng có thể được phát triển trong những đại dịch mới nếu có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh từ virus nói chung.
Mihai Netea, một nhà nghiên cứu tại Đại học Radboud, Hà Lan, cho biết BCG dường như "huấn luyện" tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, khiến nó hoạt động tích cực hơn để chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai. Ông cho rằng người không tiêm phòng vaccine sẽ có phản ứng miễn dịch chậm hơn, virus xâm nhập và có cơ hội sản sinh, nhân lên trong cơ thể.
"Với BCG, chúng tôi muốn tăng cường phản ứng ban đầu, để hệ thống miễn dịch chiến đấu hết mình ở giai đoạn sớm, ngăn cơ hội sinh sôi của virus", Netea cho biết. "Nếu chúng ta có thể chứng minh điều này ngay bây giờ, trong đại dịch này, thì BCG có thể được sử dụng trong bất kỳ đại dịch nào trong tương lai".
Nhiều quốc gia cũng tiến hành thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của BGC đối với Covid-19, trong đó có Hà Lan, Australia, Brazil và Nam Phi.
Việt Nam hồi giữa năm cũng dự kiến thử nghiệm tiêm vaccine lao đối với 800 y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án này đã bị ngừng.
Nguyễn Ngọc (Theo The Guardian)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo