Trung Quốc nói 'nCoV có mặt nhiều nước trước khi đến Vũ Hán'
Ngay khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo về cuộc điều tra nguồn gốc của Covid-19, nhiều báo cáo khoa học đã xuất hiện, chỉ ra mâu thuẫn trong cách nhìn nhận về xuất phát của mầm bệnh. Xung đột ý kiến đến từ nơi virus được phát hiện và xác định trong quần thể người, các chuyên gia đều đồng tình đó là thành phố Vũ Hán. Câu hỏi đặt ra không phải liệu nCoV có "xuất hiện" ở Vũ Hán hay không, mà là liệu nó có "xuất xứ" từ thành phố này hay không.
Để làm sáng tỏ vấn đề, WHO thiết lập một đội điều tra gồm 10 chuyên gia đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Đội họp lần đầu tiên vào ngày 30/10 và dự kiến sớm tới Trung Quốc để điều tra. Cho đến khi câu trả lời được WHO đưa ra, nhiều giả thiết về nguồn gốc nCoV đang được tung ra và gây tranh cãi.
Nhiều người tin rằng vật chủ của virus là động vật. Việc tìm ra nguồn gốc tự nhiên có thể giúp các nhà khoa học hiểu được cách chúng xâm nhập vào quần thể người và ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát.
Nhiều chuyên gia độc lập khác cũng đang truy về nguồn gốc nCoV. Một trong số đó là giáo sư Gabriella Sozzi, đến từ Italy. Bà và các đồng nghiệp đã tìm ra kháng thể chống lại virus trong mẫu máu của một bệnh nhân ung thư tại nước này. Kháng thể tồn tại từ tháng 9/2019, ba tháng trước khi Vũ Hán báo cáo về dịch bệnh.
Một cuộc tranh luận gay gắt diễn ra ngay sau đó. Cựu quan chức từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc quyết định chọn báo cáo từ Italy làm bằng chứng cho thấy Vũ Hán không phải nguồn cơn của Covid-19. Trong khi đó, các chuyên gia ở nhiều nơi khác chỉ trích phương pháp luận của nghiên cứu, cho rằng nó còn nhiều thiếu sót.
Đến ngày 24/11, tạp chí Molecular Phylogenetics and Evolution xuất bản một nghiên cứu thực hiện bởi tiến sĩ Shen Libing và các đồng nghiệp thuộc Viện Khoa học Sinh học Thượng Hải. Họ xem xét các khía cạnh tương tự giáo sư Sozzi và chỉ ra rằng: nCoV đã tồn tại ở một số lục địa trước khi bùng phát tại Vũ Hán. Cụ thể, virus lần đầu truyền cho con người ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Theo nhóm của tiến sĩ Shen, trước đó, các nhà khoa học nói chung sử dụng hình thức phân tích sinh loài để khẳng định nCoV bắt nguồn từ dơi Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Song họ cho rằng phương pháp này không chính xác. Virus từ dơi không phải "tổ tiên" của chủng bệnh ở người.
Thay vào đó, các chuyên gia Viện Khoa học Sinh học Thượng Hải đã dùng phương pháp mới. Họ đếm số lượng đột biến trong mỗi chủng virus. Các chủng có nhiều đột biến tồn tại trong thời gian dài hơn. Song chủng ít thay đổi mới gần với nguồn gốc ban đầu của nCoV. Tại nhiều nơi trên thế giới, người ta tìm thấy các chủng có ít đột biến hơn so với chủng đầu tiên thu thập ở Vũ Hán.
Báo cáo đi đến kết luận: "Vũ Hán không thể là nơi nCoV lây từ động vật sang người". Các nhà khoa học chỉ ra rằng virus ít đột biến xuất hiện ở 8 quốc gia: Australia, Bangladesh, Hy Lạp, Mỹ, Nga, Italy, Ấn Độ và Cộng hòa Czech.
Song nCoV không thể bắt nguồn từ cả 8 nước này. Nhóm của Shen cho biết khu vực có sự đa dạng di truyền lớn nhất có thể là nơi virus truyền từ động vật sang người. Họ khoanh vùng hai nước là Ấn Độ và Bangladesh. "Cả thông tin địa lý của chủng ít đột biến và sự đa dạng của chủng đều cho thấy Ấn Độ có thể là nguồn cơn của nCoV", báo cáo nêu rõ.
Song các nhà khoa học khác đặt nghi vấn về phát hiện này. Họ cho rằng nguyên tắc nghiên cứu và mô hình được sử dụng không đạt tiêu chuẩn phân tích. Marc Suchard, giáo sư giáo sư khoa Thống kê Sinh học và Di truyền tại Đại học California, Los Angeles, nhận định: "Việc chọn chủng nCoV có ít đột biến nhất không thể giúp truy về tổ tiên của virus".
Thục Linh (Theo SCMP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo