Y bác sĩ Đà Nẵng cắt tóc chống Covid-19

ĐÀ NẴNG - Bảy nữ bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện Phổi cắt tóc cho nhau, để thuận lợi khi điều trị bệnh nhân Covid-19.

Hình ảnh được bác sĩ Nguyễn Nhật Trường, 29 tuổi, Khoa dương tính nCoV, ghi lại. Người được cắt tóc trong ảnh là điều dưỡng Nguyễn Thu Thảo, Bệnh viện Đà Nẵng. Chị được điều đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19. Điều dưỡng Bùi Duy Cương, Khoa Hồi sức tích cực, cùng một đồng nghiệp đứng phía sau, trở thành "thợ cắt tóc bất đắc dĩ" cho đồng nghiệp nữ.

Bức ảnh được nhiều người quan tâm, chia sẻ, kể cả những y bác sĩ ngoài bệnh viện.

Hình ảnh nữ nhân viên y tế cắt tóc được bác sĩ Trường ghi lại. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Hình ảnh nữ nhân viên y tế cắt tóc được bác sĩ Trường ghi lại. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Trường cho biết, 4 ngày qua, sau khi ghi nhận các ca nhiễm liên quan đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, các bác sĩ đã làm việc không ngừng nghỉ, trong tình huống bệnh viện bị cách ly hoàn toàn.

Anh chia sẻ: "Những ngày qua tại Khoa chống dịch dương tính nCoV của bệnh viện, mọi chuyện diễn ra theo đúng quy trình. Nhưng hôm nay thức dậy, cảnh đầu tiên tôi thấy không phải bệnh nhân mà là mọi người đang cắt tóc cho nhau. Tôi hỏi mọi người vì sao lại cắt đi mái tóc, vì tóc đối với phụ nữ rất quan trọng. Mọi người chỉ cười và nói: 'để phục vụ dịch bệnh'".

Nhóm của bác sĩ Trường có 13 bác sĩ, điều dưỡng, bao gồm 3 bác sĩ từ Bệnh viện Đà Nẵng sang, còn lại là Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Sáng 29/7, có 7 nữ bác sĩ, điều dưỡng cắt tóc.

Bác sĩ cho biết, nếu tóc dài, mỗi lần tắm sẽ lâu khô. Khi mặc đồ bảo hộ, mồ hôi ra nhiều, tóc ngắn sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, tóc ngắn khi đội mũ trùm đầu sẽ không bị nặng gây vướng víu.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Trường, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Nhật Trường, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Ngày 27/7, Bệnh viện Phổi tiếp nhận 5 bệnh nhân Covid-19 chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng sang. Hiện bệnh viện bố trí ba khu vực, trong đó một khu phục vụ cách ly, một khu điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và một khu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bệnh viện Phổi là nơi đã tiếp nhận cách ly nhiều ca nghi nhiễm trong đợt dịch trước. Cơ sở vật chất ở đây đã cũ và chưa được nâng cấp. Hiện bệnh viện đã gắn camera để theo dõi quá trình cách ly, điều trị bệnh nhân.

Bác sĩ Trường chia sẻ, cuộc sống cách ly trong bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Số bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm đông, tăng lên nhanh trong khi sự chuẩn bị còn hạn chế. "Ở căng tin còn món gì thì chúng tôi dùng thứ đó. Các đồng nghiệp tại bệnh viện khác sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này", bác sĩ nói.

"Tất nhiên là mọi người ai cũng nhớ gia đình, vợ chồng con cái, song đều phải gác lại. Chúng tôi phải tập trung toàn sức lực để làm việc hết mình tại viện".

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Y học thường thức - 06/08/2024

Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Y học thường thức - 16/07/2024

Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Y học thường thức - 03/07/2024

Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Y học thường thức - 28/05/2024

Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới