20 năm hoang tưởng mắc bệnh viêm niệu đạo

Theo VnExpress 11:46 27/11/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Bệnh nhân nam 45 tuổi, 20 năm nay đi các nơi chữa bệnh viêm niệu đạo, dù bác sĩ xét nghiệm khẳng định không mắc bệnh.

Bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân chưa có vợ. Anh bị viêm niệu đạo năm 25 tuổi, đã điều trị khỏi. Tuy nhiên, sau đó, anh vẫn luôn nghĩ mình mắc bệnh.

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Tại dương vật, niệu đạo cũng là đường ra khỏi cơ thể của tinh dịch. Nhiều nguyên nhân viêm niệu đạo như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh bộ phận sinh dục kém. Một số vi khuẩn gây viêm niệu đạo ở nam giới như E.coli, tụ cầu trên da, lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma...

Cuối tháng 11, bệnh nhân này đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương mang theo tập hồ sơ bệnh án dày cộp sau 20 năm điều trị ở khắp nơi. Bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ, thường xuyên có cơn nóng rát, khó chịu ở bộ phận sinh dục. Một số bác sĩ kê toa thuốc điều trị, anh tự thấy tình trạng không giảm nên vẫn luôn nghĩ bệnh chưa khỏi.

"Bệnh nhân cho biết không dám lấy vợ sinh con vì sợ lây bệnh sang vợ con", bác sĩ Ghi chia sẻ.

Bác sĩ Ghi khám, thực hiện nhiều xét nghiệm chẩn đoán, không phát hiện tình trạng viêm niệu đạo. Bác sĩ nhận định bệnh nhân gặp vấn đề tâm thần sau điều trị viêm niệu đạo mạn tính, biểu hiện bằng việc anh luôn nghĩ trong đầu là đang mắc bệnh, dù không có bệnh. Bệnh nhân được bác sĩ kê toa thuốc bổ, thuốc đề kháng, giới thiệu sang Bệnh viện Tâm thần Trung ương điều trị.

Bác sĩ Ghi khám cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 26/11. Ảnh: Minh Nhật
Bác sĩ Ghi khám cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 26/11. Ảnh: Minh Nhật

Theo bác sĩ Ghi, tình trạng của bệnh nhân được coi là một dạng bệnh tâm thần. Bệnh nhân liên tục nghĩ "mình đang mắc bệnh", những triệu chứng anh kể thường mơ hồ, không rõ ràng, xét nghiệm chẩn đoán hoàn toàn không phát hiện bệnh. Nguyên nhân tình trạng tâm thần này chưa được biết rõ. Yếu tố tác động có thể do những bất thường trong não liên quan đến khu vực điều khiển cảm xúc, hoặc bệnh nhân bị ám ảnh bởi từng mắc bệnh viêm niệu đạo.

Những trường hợp này, thông thường bác sĩ cho bệnh nhân uống những thuốc "vô thưởng vô phạt" để tâm lý ổn định, sau đó giới thiệu sang chuyên khoa tâm thần để điều trị yếu tố liên quan đến thần kinh.

Bác sĩ khuyến cáo với những bệnh liên quan đến yếu tố thần kinh, bệnh nhân không nhận thức được mình mắc bệnh, người nhà cần đưa đến bác sĩ sớm.

Thúy Quỳnh 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới